Đường dẫn truy cập

Mỹ có thể triển khai cố vấn quân sự cho cuộc chiến chống Boko Haram


Binh lính Nigeria tuần tra bên ngoài khu vực vụ nổ ở Yola, Nigeria, ngày 25 tháng 2 năm 2016.
Binh lính Nigeria tuần tra bên ngoài khu vực vụ nổ ở Yola, Nigeria, ngày 25 tháng 2 năm 2016.

Mỹ và Nigeria đang đàm phán về việc đưa các cố vấn quân sự Mỹ đến bang Borno của Nigeria để giúp cho cuộc chiến chống quân nổi dậy Boko Haram.

Một quan chức Mỹ đã nói với thông tín viên an ninh quốc gia Jeff Seldin của đài VOA rằng cuộc đàm phán "đang diễn ra", nhưng chưa đi đến quyết định nào về đề xuất này.

Tờ New York Times hôm thứ Sáu đưa tin tư lệnh đứng đầu Hoạt động Đặc nhiệm của Mỹ chuyên trách châu Phi, Chuẩn tướng Donald Bolduc, đã đề xuất việc triển khai này.

Tờ báo nói một nhóm đánh giá tình hình của Mỹ đề nghị đưa hàng chục cố vấn đến thủ phủ Maiduguri của bang Borno State "để giúp các nhà hoạch định quân sự Nigeria thực hiện một chiến dịch chống khủng bố hiệu quả hơn". Có tin các quan chức chính phủ Nigeria đã chấp nhận các khuyến nghị và đang soạn thảo các yêu cầu chi tiết.

Mỹ đã có khoảng 250 nhân viên quân sự ở Cameroon, điều hành chiến dịch sử dụng máy bay không người lái để theo dõi các hoạt động Boko Haram.

Theo báo New York Times, nếu việc triển khai mới được phê duyệt, các lực lượng Mỹ sẽ chỉ giữ vai trò cố vấn phi tác chiến.

Từ năm 2009, Nigeria đã vất vả tìm cách chấm dứt một chuỗi các cuộc đột kích chết chóc và các cuộc tấn công tự sát dường như vô tận do nhóm Hồi giáo cực đoan thực hiện, nhóm này nói chúng muốn lập ra một bang Hồi giáo khắt khe ở miền bắc Nigeria đa số người Hồi giáo sinh sống.

Nhóm này cũng đã nhiều lần tấn công trong các vùng của Cameroon, Niger và Chad.

Năm ngoái, quân đội Nigeria đã có thể chiếm lại hầu hết các lãnh thổ bị bởi Boko Haram chiếm giữ nhờ sự giúp đỡ của các nước nói trên; nhưng, nhóm này vẫn đã tiếp tục tấn công các chợ và những nơi công cộng, thường sử dụng những kẻ đánh bom tự sát nữ.

Nhóm này đã giết chết tổng cộng khoảng 20.000 người và bạo lực đã khiến hơn 2 triệu người Nigeria phải rời bỏ nơi ở.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG