Cuộc nghiên cứu mới cho thấy mức phóng xạ trong nhiều loại cá đánh bắt ngoài khơi Fukushima không giảm bớt một năm sau khi xảy ra thảm họa hạt nhân ở Nhật bản.
Ông Ken Buesseler, một nhà hóa học hải dương tại Học viện Woods Hole Ocenaographic tại bang Massachusetts Hoa Kỳ công bố số liệu trong một bài báo trên tạp chí Khoa học Journal of Science hôm qua.
Ông Buesseler, dựa vào các số liệu của bộ nông nghiệp Nhật Bản, phát hiện 40% số cá sống dưới đáy biển như cá thu, cá bơn v.v.. có mức phóng xạ celsium-134 trên giới hạn được phép tiêu thụ.
Mặc dù phần lớn số cá đánh bắt tại duyên hải phía bắc nước Nhật có mức an toàn khá cao, phúc trình nói rằng vùng đáy biển nơi xảy ra rò rỉ phóng xạ từ các lò phản ứng hạt nhân tiếp tục gây ô nhiễm cho nguồn nước.
Một trận sóng thần khổng lồ do trận động đất mạnh 9 độ dưới đáy biển đã tràn ngập nhà máy điện hạt nhân Fukishima Daiichi hồi tháng ba năm 2011, làm tan chảy các lò phản ứng hạt nhân và gây ra nạn ô nhiễm phóng xạ trên diện rộng.
Ông Ken Buesseler, một nhà hóa học hải dương tại Học viện Woods Hole Ocenaographic tại bang Massachusetts Hoa Kỳ công bố số liệu trong một bài báo trên tạp chí Khoa học Journal of Science hôm qua.
Ông Buesseler, dựa vào các số liệu của bộ nông nghiệp Nhật Bản, phát hiện 40% số cá sống dưới đáy biển như cá thu, cá bơn v.v.. có mức phóng xạ celsium-134 trên giới hạn được phép tiêu thụ.
Mặc dù phần lớn số cá đánh bắt tại duyên hải phía bắc nước Nhật có mức an toàn khá cao, phúc trình nói rằng vùng đáy biển nơi xảy ra rò rỉ phóng xạ từ các lò phản ứng hạt nhân tiếp tục gây ô nhiễm cho nguồn nước.
Một trận sóng thần khổng lồ do trận động đất mạnh 9 độ dưới đáy biển đã tràn ngập nhà máy điện hạt nhân Fukishima Daiichi hồi tháng ba năm 2011, làm tan chảy các lò phản ứng hạt nhân và gây ra nạn ô nhiễm phóng xạ trên diện rộng.