Trong phiên sơ thẩm diễn ra hôm 16/12, tòa án Việt Nam đã tuyên án tử hình đối với ông Dương Chí Dũng, nguyên chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam (Vinalines), nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải về tội tham ô, 28 năm tù về tội ‘cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng’.
Một lãnh đạo khác của Vinalines, ông Mai Văn Phúc, nguyên tổng giám đốc, bị tuyên án tử hình về tội tham ô, 18 năm tù về tội cố ý làm trái quy định của nhà nước.
Luật sư Trần Đình Triển, người bào chữa cho ông Dương Chí Dũng, cho VOA Việt Ngữ biết đây là vụ án mà có quan điểm cho rằng là vụ án tham nhũng.
Ông Triển cũng nói rằng ông ‘đồng tình với quan điểm là phải tập trung mọi giải pháp để phòng chống tham nhũng, và đối với các vụ án tham nhũng phải xử nghiêm, xử đúng để thể hiện vai trò của nhà nước’.
Ông Triển cũng cho rằng các các vụ án tham nhũng liên quan tới cán bộ, và công tác cán bộ ‘rất khó điều tra, chúng ta phải thông cảm cho các cơ quan tiến hành tố tụng’.
Nhưng luật sư này cho rằng ‘dù khó, dù rất vả, khi buộc tội đối với các bị cáo, đặc biệt đối với những bản án mà có mức án tử hình như đối với ông Dương Trí Dũng và ông Mai Văn Phúc thì việc cướp sinh mệnh của con người phải thể hiện tính vô tư, khách quan và phải đảm bảo được đầy đủ yếu tố pháp lý để khi phán xử’.
Ông Triển cho biết điều ông đã đề nghị tại tòa.
“Với sự nghiên cứu hồ sơ và tính chất của vụ án, tôi cho rằng yếu tố để cấu thành tội gọi là tội tham ô tài sản xét cả về phương diện học thuật lẫn chứng cứ là chưa đầy đủ. Tôi chưa nói tới chuyện oan sai. Chưa đầy đủ thì chưa nên có sự phán xử đó. Do đó tại phiên tòa tôi đã đề nghị trả hồ sơ để điều tra bổ xung. Khi có đầy đủ chứng cứ, khẳng định có tội hay không có tội, để chúng ta quyết một mức án hợp ý đảng lòng dân, nếu không nó có thể dẫn tới sự oan sai, liên quan tới sinh mạng của một con người”.
Báo chí Việt Nam đưa tin rằng ông Dũng ‘không hối cải, khai báo quanh co về việc gây thiệt hại hơn 366 tỷ đồng và tham ô 10 tỷ đồng’ nên tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mới tăng nặng hình phạt.
Ông Triển cho VOA Việt Ngữ biết ông phán đoán với niềm tin của ông rằng ‘chắn chắn ông Dương Chí Dũng sẽ kháng cáo’.
Ông cho hay, theo luật Việt Nam, các bị cáo có quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày kể từ khi tuyên án.
Tại phiên tòa, ông Trần Hải Sơn, người khai việc đưa và chia tiền cho hai ông Dũng và Phúc bị tuyên án 22 năm tù cho tội tham ô và cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Ông Triển cũng cho rằng chứng cứ đưa ra tại tòa đối với ông Dũng ‘chưa đầy đủ’ và ‘hết sức lỏng lẻo’.
“Tại phiên tòa tôi đã đặt giả thuyết rằng mai sau đây, phía công ty ở Nga, người ta công bố tài liệu và người ta có bằng chứng chứng minh rằng số tiền này [10 tỷ] không phải là cho Vinalines, và có cho Vinalines thì không phải của ông Dũng và ông Phúc mà cho ông A ông B nào đó ở trong Tổng công ty Hàng Hải thì sao? Ngược lại, về phía công ty AP của Singapore người ta khẳng định việc chuyển tiền để thực hiện hợp tác đầu tư và hợp đồng với công ty Phú Hà kỳ với họ thì sao? Hay là họ chuyển số tiền này cho một cá nhân, ví dụ giả sử rằng ông Sơn thương thảo với họ và chỉ có ông Sơn với họ thì sao? Khi thi hành một bản án, tử hình hai cán bộ như vậy, có phải oan khuất không, khi tài liệu chưa đầy đủ”.
Ngoài các bản án trên, tòa cũng tuyên án nhiều cán bộ khác của Vinalines và các cán bộ hải quan và đăng kiểm mức án từ 4 tới 19 năm tù.
Báo chí trong nước đưa tin, ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng Ban Nội chính Trung ương và phó Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, đã xuất hiện tại phiên tòa xử ông Dũng và đồng phạm hôm 14/12.
Các nhà quan sát cho rằng sự có mặt của ông Thanh ‘dường như cho thấy sự quan tâm của đảng và nhà nước về vấn đề phòng chống tham nhũng’.
Các hãng thông tấn nước ngoài đưa tin về vụ xử đều cho rằng bản án nghiêm khắc đối với ông Dũng và ông Phúc nhằm minh chứng cho quyết tâm chống tham nhũng của Việt Nam. Mạng xã hội cũng có nhiều ý kiến khác nhau về tính răn đe của bản án này.
Một lãnh đạo khác của Vinalines, ông Mai Văn Phúc, nguyên tổng giám đốc, bị tuyên án tử hình về tội tham ô, 18 năm tù về tội cố ý làm trái quy định của nhà nước.
Luật sư Trần Đình Triển, người bào chữa cho ông Dương Chí Dũng, cho VOA Việt Ngữ biết đây là vụ án mà có quan điểm cho rằng là vụ án tham nhũng.
Ông Triển cũng nói rằng ông ‘đồng tình với quan điểm là phải tập trung mọi giải pháp để phòng chống tham nhũng, và đối với các vụ án tham nhũng phải xử nghiêm, xử đúng để thể hiện vai trò của nhà nước’.
Ông Triển cũng cho rằng các các vụ án tham nhũng liên quan tới cán bộ, và công tác cán bộ ‘rất khó điều tra, chúng ta phải thông cảm cho các cơ quan tiến hành tố tụng’.
Tôi cho rằng yếu tố để cấu thành tội gọi là tội tham ô tài sản xét cả về phương diện học thuật lẫn chứng cứ là chưa đầy đủ. Chưa đầy đủ thì chưa nên có sự phán xử đó. Do đó tại phiên tòa tôi đã đề nghị trả hồ sơ để điều tra bổ xung...nếu không nó có thể dẫn tới sự oan sai, liên quan tới sinh mạng của một con người.Trần Ðình Triển, luật sư của ông Dương Chí Dũng.
Ông Triển cho biết điều ông đã đề nghị tại tòa.
“Với sự nghiên cứu hồ sơ và tính chất của vụ án, tôi cho rằng yếu tố để cấu thành tội gọi là tội tham ô tài sản xét cả về phương diện học thuật lẫn chứng cứ là chưa đầy đủ. Tôi chưa nói tới chuyện oan sai. Chưa đầy đủ thì chưa nên có sự phán xử đó. Do đó tại phiên tòa tôi đã đề nghị trả hồ sơ để điều tra bổ xung. Khi có đầy đủ chứng cứ, khẳng định có tội hay không có tội, để chúng ta quyết một mức án hợp ý đảng lòng dân, nếu không nó có thể dẫn tới sự oan sai, liên quan tới sinh mạng của một con người”.
Báo chí Việt Nam đưa tin rằng ông Dũng ‘không hối cải, khai báo quanh co về việc gây thiệt hại hơn 366 tỷ đồng và tham ô 10 tỷ đồng’ nên tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mới tăng nặng hình phạt.
Ông Triển cho VOA Việt Ngữ biết ông phán đoán với niềm tin của ông rằng ‘chắn chắn ông Dương Chí Dũng sẽ kháng cáo’.
Ông cho hay, theo luật Việt Nam, các bị cáo có quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày kể từ khi tuyên án.
Tại phiên tòa, ông Trần Hải Sơn, người khai việc đưa và chia tiền cho hai ông Dũng và Phúc bị tuyên án 22 năm tù cho tội tham ô và cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Khi thi hành một bản án, tử hình hai cán bộ như vậy, có phải oan khuất không, khi tài liệu chưa đầy đủ...Luật sư Trần Ðình Triển.
“Tại phiên tòa tôi đã đặt giả thuyết rằng mai sau đây, phía công ty ở Nga, người ta công bố tài liệu và người ta có bằng chứng chứng minh rằng số tiền này [10 tỷ] không phải là cho Vinalines, và có cho Vinalines thì không phải của ông Dũng và ông Phúc mà cho ông A ông B nào đó ở trong Tổng công ty Hàng Hải thì sao? Ngược lại, về phía công ty AP của Singapore người ta khẳng định việc chuyển tiền để thực hiện hợp tác đầu tư và hợp đồng với công ty Phú Hà kỳ với họ thì sao? Hay là họ chuyển số tiền này cho một cá nhân, ví dụ giả sử rằng ông Sơn thương thảo với họ và chỉ có ông Sơn với họ thì sao? Khi thi hành một bản án, tử hình hai cán bộ như vậy, có phải oan khuất không, khi tài liệu chưa đầy đủ”.
Ngoài các bản án trên, tòa cũng tuyên án nhiều cán bộ khác của Vinalines và các cán bộ hải quan và đăng kiểm mức án từ 4 tới 19 năm tù.
Báo chí trong nước đưa tin, ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng Ban Nội chính Trung ương và phó Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, đã xuất hiện tại phiên tòa xử ông Dũng và đồng phạm hôm 14/12.
Các nhà quan sát cho rằng sự có mặt của ông Thanh ‘dường như cho thấy sự quan tâm của đảng và nhà nước về vấn đề phòng chống tham nhũng’.
Các hãng thông tấn nước ngoài đưa tin về vụ xử đều cho rằng bản án nghiêm khắc đối với ông Dũng và ông Phúc nhằm minh chứng cho quyết tâm chống tham nhũng của Việt Nam. Mạng xã hội cũng có nhiều ý kiến khác nhau về tính răn đe của bản án này.