Đường dẫn truy cập

Châu Âu nêu tình cảnh của một số cá nhân với Việt Nam


Đại diện Mạng lưới Blogger Việt Nam trao Tuyên bố 258 cho bà Veronique Arnault, đại diện Phái đoàn EU sang dự Đối thoại Nhân quyền 2013 với Việt Nam.
Đại diện Mạng lưới Blogger Việt Nam trao Tuyên bố 258 cho bà Veronique Arnault, đại diện Phái đoàn EU sang dự Đối thoại Nhân quyền 2013 với Việt Nam.
Liên hiệp châu Âu cho biết đã đề cập tới một số trường hợp cá nhân mà tổ chức này quan tâm với Việt Nam và nhắc lại yêu cầu được tiếp cận những cá nhân đó cũng như được tham dự các phiên tòa xét xử họ.

Bà Maja Kocijancic, nữ phát ngôn viên của người phụ trách chính sách đối ngoại của Liên hiệp châu Âu Catherine Ashton, đã cho VOA Việt Ngữ biết như vậy về lần đối thoại nhân quyền thường niên thứ ba mới diễn ra ở Hà Nội.

Bà Kocijancic cho hay rằng cuộc đối thoại đã diễn ra trong không khí ‘cởi mở và thẳng thắn’.

Bà nói: “Hai bên đánh giá những tiến triển về nhân quyền ở Việt Nam. Liên hiệp châu Âu đã nêu lên các vấn đề khác nhau, như vấn đề tự do ngôn luận, tự do báo chí, trong đó có việc triển khai Nghị định 72”.

Hai bên đánh giá những tiến triển về nhân quyền ở Việt Nam. Liên hiệp châu Âu đã nêu lên các vấn đề khác nhau, như vấn đề tự do ngôn luận, tự do báo chí, trong đó có việc triển khai Nghị định 72.
Bà Kocijancic nói.
Nữ phát ngôn viên này nói thêm rằng đối thoại nhân quyền là một trong các công cụ quan trọng mà Liên Hiệp châu Âu sử dụng khi trao đổi với các đối tác trên thế giới.

Theo EU, có một số ‘tiến triển tích cực’ về nhân quyền ở Việt Nam như các tiến bộ liên quan tới người đồng tính, kế hoạch ký kết và phê chuẩn Công ước Quốc tế chống Tra tấn năm 2014 cũng như việc mời một Đại diện Đặc biệt của LHQ về Tự do Tôn giáo tới thăm Việt Nam vào năm tới.

Tuy nhiên, tổ chức của châu Âu vẫn còn những quan ngại sâu xa, trong đó có ‘việc áp dụng rộng rãi các điểu khoản an ninh quốc gia trong bộ luật hình sự’.

Liên hiệp châu Âu cũng đã nêu lên vấn đề thực thi tự do tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam.

Bên lề cuộc đối thoại, các giới chức châu Âu đã gặp gỡ và trao đổi với một số blogger, các nhà hoạt động nhân quyền và các tổ chức phi chính phủ.

Bà Kocijancic nói rằng EU cần phải tiếp xúc với những kênh thông tin như vậy: “Điều quan trọng là Liên hiệp châu Âu phải có các mối liên hệ ở các cấp độ khác nhau để hiểu rõ hơn tình hình nhân quyền ở Việt Nam để phục vụ cho các cuộc trao đổi với phía Việt Nam’.

Ngoài những bản báo cáo nhân quyền tốt đẹp mà Việt Nam đưa ra cho quốc tế thì có một sự thật khác mà mọi người phải lắng nghe, đó là tình trạng bắt giữ tùy tiện những người sử dụng blog và mạng xã hội để nói lên tiếng nói của mình.
Blogger Mẹ Nấm nói.
Blogger Mẹ Nấm, một trong những người viết blog tham dự cuộc gặp, từng cho VOA Việt Ngữ biết rằng Mạng lưới blogger Việt Nam trao Tuyên bố 258 cùng với bản kết luận điều tra trường hợp Đinh Nhật Uy ‘để nói với Hội đồng Nhân quyền của châu Âu rằng chúng tôi ở đây để nói một sự thật khác’.

Blogger này nói thêm: “Ngoài những bản báo cáo nhân quyền tốt đẹp mà Việt Nam đưa ra cho quốc tế thì có một sự thật khác mà mọi người phải lắng nghe, đó là tình trạng bắt giữ tùy tiện những người sử dụng blog và mạng xã hội để nói lên tiếng nói của mình”.

Đó cũng chính là một vấn đề bà Maja cho biết EU đã nêu lên với phía Việt Nam.

Nữ phát ngôn viên này cho hay, Liên hiệp châu Âu kêu gọi Việt Nam cứu xét việc cho phép tự do bày tỏ ý kiến bởi vì điều đó sẽ giúp mang lại các lợi ích để đối phó với các thách thức nẩy sinh trong xã hội hiện đại.

Bà nói: “Chúng tôi khuyến khích Việt Nam cân nhắc dòng chảy thông tin tự do vì nó mang lại các lợi ích sẽ giúp nước này đối mặt với các thách thức trong quá trình hiện đại hóa xã hội”.

Chúng tôi khuyến khích Việt Nam cân nhắc dòng chảy thông tin tự do vì nó mang lại các lợi ích sẽ giúp nước này đối mặt với các thách thức trong quá trình hiện đại hóa xã hội.
Bà Kocijancic nói.
Ngoài ra, tổ chức lớn nhất châu Âu cho biết lấy làm tiếc về việc thi hành án tử hình trở lại ở Việt Nam và khuyến khích Việt Nam giảm hơn nữa số án tử hình cũng như cải thiện điều kiện giam giữ cho các tù nhân phải thi hành án tử hình.

Liên quan tới việc Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2014-2016, EU cho biết đã khuyến khích Việt Nam đưa ra những cam kết cụ thể.

Thời gian qua, một nhóm có tên gọi Mạng lưới blogger Việt Nam đã ra ‘Tuyên bố 258’, nhấn mạnh rằng Việt Nam phải sửa đổi pháp luật để chứng minh cam kết tranh cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Bà Kocijancic cho biết nhân quyền là một yếu tố quan trọng trong mối quan hệ giữa EU và Việt Nam nên phía châu Âu sẽ ‘cương quyết và thường xuyên nêu lên vấn đề này’.

Hồi đầu năm nay, Chủ tịch Hội đồng châu Âu và Ủy ban châu Âu đã lên tiếng về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam trong buổi tiếp xúc với Tổng bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng ở Brussels, Bỉ.

VOA Express

XS
SM
MD
LG