Một lễ thắp nến đã được tổ chức đêm qua tại Hong Kong để tưởng nhớ các nạn nhân của vụ thảm sát ngày 4 tháng 6 năm 1989 tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh. Theo tường thuật của thông tín viên VOA Ivan Broadhead, số người tham dự diễn biến hàng năm kỳ này dường như lớn hơn so với mấy năm trước, vì có nhiều người từ Hoa lục hơn đến thành phố bán tự trị này để dự lễ.
Mặc dù các giới chức tranh cãi về con số, ban tổ chức nói đã có 180.000 người tụ tập ở Hong Kong để tuyên dương các sinh viên tranh đấu cho dân chủ đã bị sát hại tại quảng trường Thiên An Môn cách đây 23 năm.
Vụ đàn áp ở Thiên An Môn gần như đã bị xóa sổ trong lịch sử chính thức của Trung Quốc. Mặc dù Hong Kong là thuộc địa của Anh vào năm 1989, việc tưởng nhớ vụ thảm sát là nền tảng cho các giá trị ở địa phương, theo nhận xét của nhà đạo diễn Lo Ching-man.
Ðạo diễn Lo cho biết: “Chúng tôi cùng mang một dòng máu, chúng tôi cùng chia sẻ nỗi đau khổ khi nhìn thấy chính đồng bào của chúng tôi bị bắn.”
Theo nhà lập pháp ủng hộ dân chủ và thuộc ban tổ chức lễ thắp nên Lee Cheuk-yan, năm nay là một trong những năm có số người tham dự lễ đông nhất hồi gần đây.
Ông Lee nói: “Tôi nghĩ số người tham dự đạt mức kỷ lục bởi vì có nhiều người từ Hoa lục tới. Tại Trung Quốc, họ không thể tưởng niệm ngày 4 tháng 6, vì thế mà họ đến Hong Kong. Tôi chắc chắn sẽ có nhiều sự giao tiếp hơn giữa người ở Hong Kong với những người đồng hương ở Hoa lục. Chúng tôi sẽ cùng nhau tranh đấu cho một tương lai dân chủ hơn.
Ðạo diễn Lo Ching-man nói số người tham gia lễ thắp nên gia tăng do những mối quan ngại tại Hong Kong rằng chính phủ mới dưới sự lãnh đạo của ông Leung Chun-ying sẽ hạn chế các quyền dân chủ mà thành phố này đã được hưởng trong tư cách là một phần bán tự trị của Trung Quốc.
Ông Lo nói: “Chúng tôi thừa hiểu rằng chúng tôi là người Trung Quốc, nhưng về mặt tình cảm, chúng tôi muốn có sự độc lập của chính mình, muốn được có tư tưởng của riêng mình. Hong Kong giống như một người con trai trẻ tuổi tìm cách sống theo lối riêng của mình, không chịu sự kiềm chế của cha, nhưng chúng tôi biết là chúng tôi có một người cha.”
Thông tin về lễ thắp nến đã được phổ biến trên Internet. Nhưng những từ ngữ như “Mùng 4 tháng 6,” “nến” và “không bao giờ quên” đã bị Sina Weibo, một chương trình vi-blog phổ biến nhất của Trung Quốc chận lại đối với người sử dụng ở Hong Kong.
Mặc dù các giới chức tranh cãi về con số, ban tổ chức nói đã có 180.000 người tụ tập ở Hong Kong để tuyên dương các sinh viên tranh đấu cho dân chủ đã bị sát hại tại quảng trường Thiên An Môn cách đây 23 năm.
Vụ đàn áp ở Thiên An Môn gần như đã bị xóa sổ trong lịch sử chính thức của Trung Quốc. Mặc dù Hong Kong là thuộc địa của Anh vào năm 1989, việc tưởng nhớ vụ thảm sát là nền tảng cho các giá trị ở địa phương, theo nhận xét của nhà đạo diễn Lo Ching-man.
Ðạo diễn Lo cho biết: “Chúng tôi cùng mang một dòng máu, chúng tôi cùng chia sẻ nỗi đau khổ khi nhìn thấy chính đồng bào của chúng tôi bị bắn.”
Theo nhà lập pháp ủng hộ dân chủ và thuộc ban tổ chức lễ thắp nên Lee Cheuk-yan, năm nay là một trong những năm có số người tham dự lễ đông nhất hồi gần đây.
Ông Lee nói: “Tôi nghĩ số người tham dự đạt mức kỷ lục bởi vì có nhiều người từ Hoa lục tới. Tại Trung Quốc, họ không thể tưởng niệm ngày 4 tháng 6, vì thế mà họ đến Hong Kong. Tôi chắc chắn sẽ có nhiều sự giao tiếp hơn giữa người ở Hong Kong với những người đồng hương ở Hoa lục. Chúng tôi sẽ cùng nhau tranh đấu cho một tương lai dân chủ hơn.
Ðạo diễn Lo Ching-man nói số người tham gia lễ thắp nên gia tăng do những mối quan ngại tại Hong Kong rằng chính phủ mới dưới sự lãnh đạo của ông Leung Chun-ying sẽ hạn chế các quyền dân chủ mà thành phố này đã được hưởng trong tư cách là một phần bán tự trị của Trung Quốc.
Ông Lo nói: “Chúng tôi thừa hiểu rằng chúng tôi là người Trung Quốc, nhưng về mặt tình cảm, chúng tôi muốn có sự độc lập của chính mình, muốn được có tư tưởng của riêng mình. Hong Kong giống như một người con trai trẻ tuổi tìm cách sống theo lối riêng của mình, không chịu sự kiềm chế của cha, nhưng chúng tôi biết là chúng tôi có một người cha.”
Thông tin về lễ thắp nến đã được phổ biến trên Internet. Nhưng những từ ngữ như “Mùng 4 tháng 6,” “nến” và “không bao giờ quên” đã bị Sina Weibo, một chương trình vi-blog phổ biến nhất của Trung Quốc chận lại đối với người sử dụng ở Hong Kong.