Các nhà lãnh đạo Châu Âu hoan nghênh việc Tổng thống Barack Obama đẩy mạnh một hiệp định thương mại tự do xuyên Đại Tây Dương. Ông Obama báo trước quyết định này trong bài diễn văn thưởng niên về tình trạng liên bang, nhưng có thể phải vài năm thì hiệp định mới có hiệu lực. Từ Berlin, thông tín viên Michael Scaturro gửi về bài tường thuật sau đây.
Mặc dù chỉ chiếm một đoạn 15 giây trong thông điệp về tình trạng liên bang tới hôm thứ Ba của Tổng thống Obama, đề nghị thương mại này có thể mang ý nghĩa là một chương mới được mở ra trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và EU.
Tổng thống Obama nói: “Hôm nay tôi xin loan báo là chúng ta sẽ khởi sự các cuộc đàm phán về một quan hệ đối tác toàn diện về đầu tư và thương mại với Liên hiệp châu Âu bởi vì thương mại tự do và công bằng gữa hai bên bờ Đại Tây Dương hỗ trợ cho hàng triệu công ăn việc làm trả lương hậu cho người Mỹ.”
EU và Hoa Kỳ nhắm tới việc bắt đầu các cuộc đàm phán chính thức về một quan hệ đối tác nhiều mặt vào tháng 6.
Tại Bruxelles hôm thứ Tư, Chủ tịch Ủy hội châu Âu Jose Manuel Barroso nói rằng hiệp định có tiềm năng tạo rằng hàng vạn công ăn việc làm ở cả hai bên bờ Đại Tây Dương.
Ông Barroso nói: “Một hiệp định trong tương lai giữa hai cường quốc kinh tế quan trọng nhất thế giới sẽ có tác dụng biến đổi toàn cục. Cùng nhau, chúng ta sẽ lập ra một khu vực mậu dịch tự do lớn nhất thế giới.”
Trưởng đoàn đàm phán thương mại của Ủy hội châu Âu Karel de Gucht tỏ ý hy vọng hiệp định sẽ được ký kết trong vòng 2 năm tới đây. Ông De Gucht nói các nhà đàm phán sẽ bắt đầu bàn về việc giảm thuế. Kế đó họ sẽ tìm cách liên kết các hệ thống luật lệ liên quan quanh các chuẩn mực chung về an toàn và sản phẩm.
Ông De Gucht cho biết: “Nếu chúng ta ở trong vị thế cùng định ra các tiêu chuẩn với Hoa Kỳ, thì các tiêu chuẩn này có nhiều cơ may trở thành tiêu chuẩn toàn cầu. Và điểm đó mang tầm quan trọng hàng đầu cho công nghiệp của chúng ta.”
Thỏa thuận được sự đón nhận nồng nhiệt của một số thành viên Quốc Hội Hoa Kỳ và công đồng doanh nghiệp. Ông Fred Irwin thuộc Phòng Thương mại Mỹ ở Đức nói rằng từ 30 năm nay các giới chức Aâu châu vẫn hằng mong muốn một hiệp định thương mại tự do.
Ông Irwin nói: “Quan hệ kinh doanh giữa Hoa Kỳ và EU rất tốt đẹp vào lúc này. Nhưng khu vực mậu dịch tự do được phác thảo trong bài diễn văn về Tình trạng Liên bang của Tổng thống Obama sẽ loại bỏ các thuế quan và khuyến khích giao thương giữa hai khu vực, EU và Hoa Kỳ.”
Tuy nhiên, vẫn có những nghi ngại về phía Mỹ. Hôm thứ Tư, hai Thượng nghị sĩ Mỹ kỳ cựu trong ủy ban thương mại Thượng Viện viết thư cho Đại diện Thương mại Hoa Kỳ, nhắc nhở rằng bất kỳ hiệp định nào cũng phải cho nông dân Mỹ tiếp cận thoải mái các thị trường châu Âu. Ngoài ra, hai ông còn nói một thỏa thuận không thể làm suy yếu các tiêu chuẩn về luật lệ của Hoa Kỳ và phải bảo vệ tác quyền trí thức.
Giới nông dân châu Âu thường có rất nhiều ảnh hưởng trong việc duy trì các hạn chế gay gắt về mậu dịch đối với nông phẩm. Ngoài ra, Mỹ và EU vẫn chưa thỏa thuận về các loại nông sản được biến đổi gien. Đó là một vài khúc mắc mà hai bên cần giải quyết trước khi ký hiệp định tự do thương mại.
Cho dù các cuộc đàm phán bắt đầu vào tháng 6, có thể sẽ phải mất nhiều năm hiệp định mới có hiệu lực.
Tấm gương còn đó là phải mất 6 năm Mỹ mới đàm phán xong hiệp định loại này với Nam Triều Tiên, 4 năm với Canada và Mexico. Đã phải mất tới 6 năm để thực thi hiệp định mậu dịch tự do của Hoa Kỳ với Nam Triều Tiên, và 4 năm để hoàn tất một hiệp định với Canada và Mexico.
Song các giới chức Âu Châu nói rằng họ vẫn lạc quan vì Washington có thiện chí muốn hiệp định này trở thành hiện thực.
Mặc dù chỉ chiếm một đoạn 15 giây trong thông điệp về tình trạng liên bang tới hôm thứ Ba của Tổng thống Obama, đề nghị thương mại này có thể mang ý nghĩa là một chương mới được mở ra trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và EU.
Tổng thống Obama nói: “Hôm nay tôi xin loan báo là chúng ta sẽ khởi sự các cuộc đàm phán về một quan hệ đối tác toàn diện về đầu tư và thương mại với Liên hiệp châu Âu bởi vì thương mại tự do và công bằng gữa hai bên bờ Đại Tây Dương hỗ trợ cho hàng triệu công ăn việc làm trả lương hậu cho người Mỹ.”
EU và Hoa Kỳ nhắm tới việc bắt đầu các cuộc đàm phán chính thức về một quan hệ đối tác nhiều mặt vào tháng 6.
Tại Bruxelles hôm thứ Tư, Chủ tịch Ủy hội châu Âu Jose Manuel Barroso nói rằng hiệp định có tiềm năng tạo rằng hàng vạn công ăn việc làm ở cả hai bên bờ Đại Tây Dương.
Ông Barroso nói: “Một hiệp định trong tương lai giữa hai cường quốc kinh tế quan trọng nhất thế giới sẽ có tác dụng biến đổi toàn cục. Cùng nhau, chúng ta sẽ lập ra một khu vực mậu dịch tự do lớn nhất thế giới.”
Trưởng đoàn đàm phán thương mại của Ủy hội châu Âu Karel de Gucht tỏ ý hy vọng hiệp định sẽ được ký kết trong vòng 2 năm tới đây. Ông De Gucht nói các nhà đàm phán sẽ bắt đầu bàn về việc giảm thuế. Kế đó họ sẽ tìm cách liên kết các hệ thống luật lệ liên quan quanh các chuẩn mực chung về an toàn và sản phẩm.
Ông De Gucht cho biết: “Nếu chúng ta ở trong vị thế cùng định ra các tiêu chuẩn với Hoa Kỳ, thì các tiêu chuẩn này có nhiều cơ may trở thành tiêu chuẩn toàn cầu. Và điểm đó mang tầm quan trọng hàng đầu cho công nghiệp của chúng ta.”
Thỏa thuận được sự đón nhận nồng nhiệt của một số thành viên Quốc Hội Hoa Kỳ và công đồng doanh nghiệp. Ông Fred Irwin thuộc Phòng Thương mại Mỹ ở Đức nói rằng từ 30 năm nay các giới chức Aâu châu vẫn hằng mong muốn một hiệp định thương mại tự do.
Ông Irwin nói: “Quan hệ kinh doanh giữa Hoa Kỳ và EU rất tốt đẹp vào lúc này. Nhưng khu vực mậu dịch tự do được phác thảo trong bài diễn văn về Tình trạng Liên bang của Tổng thống Obama sẽ loại bỏ các thuế quan và khuyến khích giao thương giữa hai khu vực, EU và Hoa Kỳ.”
Tuy nhiên, vẫn có những nghi ngại về phía Mỹ. Hôm thứ Tư, hai Thượng nghị sĩ Mỹ kỳ cựu trong ủy ban thương mại Thượng Viện viết thư cho Đại diện Thương mại Hoa Kỳ, nhắc nhở rằng bất kỳ hiệp định nào cũng phải cho nông dân Mỹ tiếp cận thoải mái các thị trường châu Âu. Ngoài ra, hai ông còn nói một thỏa thuận không thể làm suy yếu các tiêu chuẩn về luật lệ của Hoa Kỳ và phải bảo vệ tác quyền trí thức.
Giới nông dân châu Âu thường có rất nhiều ảnh hưởng trong việc duy trì các hạn chế gay gắt về mậu dịch đối với nông phẩm. Ngoài ra, Mỹ và EU vẫn chưa thỏa thuận về các loại nông sản được biến đổi gien. Đó là một vài khúc mắc mà hai bên cần giải quyết trước khi ký hiệp định tự do thương mại.
Cho dù các cuộc đàm phán bắt đầu vào tháng 6, có thể sẽ phải mất nhiều năm hiệp định mới có hiệu lực.
Tấm gương còn đó là phải mất 6 năm Mỹ mới đàm phán xong hiệp định loại này với Nam Triều Tiên, 4 năm với Canada và Mexico. Đã phải mất tới 6 năm để thực thi hiệp định mậu dịch tự do của Hoa Kỳ với Nam Triều Tiên, và 4 năm để hoàn tất một hiệp định với Canada và Mexico.
Song các giới chức Âu Châu nói rằng họ vẫn lạc quan vì Washington có thiện chí muốn hiệp định này trở thành hiện thực.