Đầu năm nay, Việt Nam có 3 ngày kỷ niệm nối tiếp nhau. Ngày 7/1 là ngày kỷ niệm lần thứ 35 cuộc chiến tranh biên giới phía Tây Nam, với ngày 7/1/1979 bộ đội Việt Nam tiến vào thủ đô Pnom Penh, đánh bại bọn Khmer Đỏ, chấm dứt nạn diệt chủng của chế độ Pol Pot. Ngày 19/1 là ngày kỷ niệm lần thứ 40 trận hải chiến oanh liệt chống Trung Quốc của một lực lượng hải quân Việt Nam Cộng hòa tại vùng quần đảo Hoàng Sa (19/1/1974). Ngày 17/2 là ngày kỷ niệm lần thứ 35 cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc chống Trung Quốc xâm lược khởi đầu ngày 17/2/1979. Theo thông báo chính thức, quân Trung Quốc đã tàn sát cực kỳ man rợ hơn 10.000 dân thường vùng biên giới nước ta.
Trong cuộc chiến diễn ra chưa đầy 1 tháng, các lực lượng vũ trang Việt Nam, chủ yếu là bộ đội địa phương tỉnh, huyện, quận và du kích các xã cùng một số sư đoàn chủ lực giáng trả quân xâm lược những đòn nặng nề, khi số lớn các sư đoàn chính quy đang chiến đấu ở Campuchia.
Chính Đặng Tiểu Bình thú nhận Trung Quốc đã bị đánh trả rất đau, mắc kẹt trong một chiến trường lạ; các tướng Hứa Thế Hữu và Dương Đắc Chí bị khiển trách. Đặng liền tận dụng tình trạng lạc hậu tệ hại của quân đội TQ trong cuộc chiến này để đề ra công cuộc hiện đại hoá cấp bách nền quốc phòng chậm tiến.
Năm nay trận hải chiến Hoàng Sa được đặc biệt chú ý do là năm chẵn – kỷ niệm 40 năm. Hơn nữa đúng vào lúc lãnh đạo đảng và nhà nước thực hiện chính sách “hèn với giặc, ác với dân“, khi phong trào đòi dân chủ và nhân quyền của xã hội dân sự được nâng lên khá rõ, nên dù cho chính phủ vẫn tảng lờ bất động, còn cản trở, dở trò hạ cấp cho công an giả làm công nhân đưa máy cưa đá ra thi công làm bụi mù và tiếng máy nổ lớn gây ô nhiễm cả một vùng quanh tượng Lý Thái Tổ, cuộc kỷ niệm vẫn diễn ra sôi nổi. Anh chị em ta sưu tầm đầy đủ danh sách, di ảnh và chiến công của 72 liệt sỹ Hoàng Sa, tìm đi thăm các gia đình có người thân tham gia trận hải chiến hiện còn sống ở Sài Gòn, Huế, Bình Định, Phú Yên …, đặc biệt thăm gia đình có người thân hy sinh như các bà vợ của đại tá Ngụy Văn Thà và của thiếu tá Nguyễn Thành Trí. Trận Hoàng Sa đã được tường thuật lại tường tận bằng tài liệu, phim ảnh phong phú trên sách báo, qua các buổi nói chuyện và hội thảo.
Cuộc vận động “Nhịp cầu Hoàng Sa“ được hưởng ứng rộng rãi nhằm giúp đỡ thiết thực cho các gia đình chiến sỹ Hoàng Sa có nhiều khó khăn trong cuộc sống.
Cần nêu rõ sự kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nuốt lời hứa của mình. Ngày 30/12/2013, khi gặp một số trí thức thủ đô trong Hội nghiên cứu lịch sử VN, ông khẳng định đã giao cho Bộ Ngoại giao lên kế hoạch kỷ niệm 40 năm cuộc hải chiến Hoàng Sa ngày 19/1/2014 và kỷ niệm 35 năm chiến tranh biên giới phía Bắc ngày 17/2/2014. Như đã nói, đến ngày kỷ niệm cuộc hải chiến Hoàng Sa 19/1/2014 các cơ quan đảng và nhà nước vẫn hoàn toàn án binh bất động, báo chí nhà nước phớt lờ. Một cuộc truy điệu có thắp hương nến ở vườn hoa mang tên Hoàng Sa giữa thành phố Đà Nẵng bị hủy bỏ vào giờ chót. Chủ tịch huyện Hoàng Sa Đặng Công Ngữ đành phải xin lỗi dân mà không giải thích được. Chỉ có riêng các tổ chức xã hội dân sự hoạt động khá sôi nổi lại có chiều sâu tình cảm, làm trỗi dậy tình nghĩa Bắc - Nam một nhà. Báo Dân Luận và báo Viêt-Studies cho biết ngày 21/1 Ban Tuyên giáo trung ương triệu tập các tổng biên tập báo, đài, thông tấn xã trung ương, để ông trưởng ban Đinh Thế Huynh phổ biến lệnh của Bộ Chính trị là không được làm gì về kỷ niệm chiến tranh biên giới phía Bắc vào tháng 2 tới. Ông nói năm nay ta chỉ làm kỷ niệm 64 năm đặt quan hệ ngoại giao Việt - Trung (18 /1/1950) như vừa làm, sang năm là năm chẵn - 65 năm - sẽ làm khác.
Tháng 2 này, các tổ chức xã hội dân sự dự tính sẽ làm khá sâu sắc kỷ niệm chẵn 35 năm chiến tranh biên giới phía Bắc vào ngày 17/2/2014, với một cuộc mít tinh khá lớn vào sáng chủ nhật 16/2 trước tượng Lý Thái Tổ giữa thủ đô Hà Nội. Anh chị em đề nghị từ nay ngày 17/2 mang tên Ngày Biên giới Việt Nam, để đề cao biên giới là thiêng liêng.
Theo tin một số báo và blogger tự do ( báo Dân Luận, VN Express ngày 27/1) đã có một cuộc điện đàm mật qua đường dây nóng giữa Tổng bí thư 2 đảng VN và TQ vào ngày 22/1, được nói là chúc mừng nhau nhân kỷ niệm 64 năm bình thường hóa (18/1/1950 – 18/1/2014), nhưng thật ra nội dung rất hệ trọng được giữ kín. Theo báo Dân Luận và Dân làm báo ra ngày 7 và 9/2, nhiều người theo dõi thời sự cho rằng hiếm khi đường dây nóng được dùng trong việc hiếu hỷ. Có nhiều cơ sở để cho rằng ông trùm CS Trung Quốc Tập Cận Bình được đại sứ Khổng Huyễn Hựu ở Hà Nội báo cáo tình hình cụ thể đã tỏ ra không hài lòng khi được biết VN kỷ niệm trận hải chiến Hoàng Sa quá lố, khác hẳn những năm trước. Họ rất quan ngại nếu như kỷ niệm cuộc chiến tranh biên giới Việt -Trung (17/2) cũng được tổ chức như thế hoặc hơn thế. Rất có khả năng Bộ Chính trị Hà Nội đã bị đe dọa thẳng cánh trên đường dây nóng. Tình báo Hoa Nam nắm chắc hồ sơ đen của từng vị rồi.
Để xem chính quyền trong nước xử sự ra sao ngày 17/2 này. Họ để yên, hay ngăn chặn, cấm đoán, hay phá đám cuộc mít tinh sáng ngày chủ nhật 16/2 ra sao, có lập lại trò công nhân cưa đá trơ trẽn hay không. Họ có để yên cho bà con các tỉnh biên giới viếng thăm, sửa sang nghĩa trang các liệt sỹ và nhân dân bỏ mình do lính Trung Quốc hồi ấy gây ra hay không.
Theo một thông tin của nhà thơ Đặng Huy Văn trên mạng ĐHV của ông và trên Dân Luận ngày 10/2, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa giao cho ông Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải - một Hoa kiều đích thật cả Hải Phòng biết tiếng khi còn mang tên Sí Sọi - một khoản tiền là 25 tỷ đồng để sửa sang “nghĩa trang“ cho 52 tên lính TQ tử trận năm 1979 ở thị xã Lai Châu, nay gọi là thị trấn Mường Lay.
Nếu quả vậy, thì đây là một quốc nhục, có thể coi là tội phản quốc. Lấy tiền thuế của nhân dân phục vụ cho bọn giặc xâm lược, sau khi đã xà xẻo ngân sách quốc gia, chia chác cho các nhóm lợi ích của đảng CS không biết cơ man nào là đôla từ 2 quỹ ODA và FDI do không có một cơ chế kiểm soát nào. Một số ủy viên Bộ Chính trị và tập thể Bộ Chính trị phải nói rõ cho toàn dân vì sao họ vẫn cố tình ngăn cản những nội dung kỷ niệm cuộc chiến tranh biên giới, họ có còn là người VN hay không? Như vậy là thương dân, quý trọng dân, là nắm vững lá cờ dân chủ ư?
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ
Trong cuộc chiến diễn ra chưa đầy 1 tháng, các lực lượng vũ trang Việt Nam, chủ yếu là bộ đội địa phương tỉnh, huyện, quận và du kích các xã cùng một số sư đoàn chủ lực giáng trả quân xâm lược những đòn nặng nề, khi số lớn các sư đoàn chính quy đang chiến đấu ở Campuchia.
Chính Đặng Tiểu Bình thú nhận Trung Quốc đã bị đánh trả rất đau, mắc kẹt trong một chiến trường lạ; các tướng Hứa Thế Hữu và Dương Đắc Chí bị khiển trách. Đặng liền tận dụng tình trạng lạc hậu tệ hại của quân đội TQ trong cuộc chiến này để đề ra công cuộc hiện đại hoá cấp bách nền quốc phòng chậm tiến.
Năm nay trận hải chiến Hoàng Sa được đặc biệt chú ý do là năm chẵn – kỷ niệm 40 năm. Hơn nữa đúng vào lúc lãnh đạo đảng và nhà nước thực hiện chính sách “hèn với giặc, ác với dân“, khi phong trào đòi dân chủ và nhân quyền của xã hội dân sự được nâng lên khá rõ, nên dù cho chính phủ vẫn tảng lờ bất động, còn cản trở, dở trò hạ cấp cho công an giả làm công nhân đưa máy cưa đá ra thi công làm bụi mù và tiếng máy nổ lớn gây ô nhiễm cả một vùng quanh tượng Lý Thái Tổ, cuộc kỷ niệm vẫn diễn ra sôi nổi. Anh chị em ta sưu tầm đầy đủ danh sách, di ảnh và chiến công của 72 liệt sỹ Hoàng Sa, tìm đi thăm các gia đình có người thân tham gia trận hải chiến hiện còn sống ở Sài Gòn, Huế, Bình Định, Phú Yên …, đặc biệt thăm gia đình có người thân hy sinh như các bà vợ của đại tá Ngụy Văn Thà và của thiếu tá Nguyễn Thành Trí. Trận Hoàng Sa đã được tường thuật lại tường tận bằng tài liệu, phim ảnh phong phú trên sách báo, qua các buổi nói chuyện và hội thảo.
Cuộc vận động “Nhịp cầu Hoàng Sa“ được hưởng ứng rộng rãi nhằm giúp đỡ thiết thực cho các gia đình chiến sỹ Hoàng Sa có nhiều khó khăn trong cuộc sống.
Cần nêu rõ sự kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nuốt lời hứa của mình. Ngày 30/12/2013, khi gặp một số trí thức thủ đô trong Hội nghiên cứu lịch sử VN, ông khẳng định đã giao cho Bộ Ngoại giao lên kế hoạch kỷ niệm 40 năm cuộc hải chiến Hoàng Sa ngày 19/1/2014 và kỷ niệm 35 năm chiến tranh biên giới phía Bắc ngày 17/2/2014. Như đã nói, đến ngày kỷ niệm cuộc hải chiến Hoàng Sa 19/1/2014 các cơ quan đảng và nhà nước vẫn hoàn toàn án binh bất động, báo chí nhà nước phớt lờ. Một cuộc truy điệu có thắp hương nến ở vườn hoa mang tên Hoàng Sa giữa thành phố Đà Nẵng bị hủy bỏ vào giờ chót. Chủ tịch huyện Hoàng Sa Đặng Công Ngữ đành phải xin lỗi dân mà không giải thích được. Chỉ có riêng các tổ chức xã hội dân sự hoạt động khá sôi nổi lại có chiều sâu tình cảm, làm trỗi dậy tình nghĩa Bắc - Nam một nhà. Báo Dân Luận và báo Viêt-Studies cho biết ngày 21/1 Ban Tuyên giáo trung ương triệu tập các tổng biên tập báo, đài, thông tấn xã trung ương, để ông trưởng ban Đinh Thế Huynh phổ biến lệnh của Bộ Chính trị là không được làm gì về kỷ niệm chiến tranh biên giới phía Bắc vào tháng 2 tới. Ông nói năm nay ta chỉ làm kỷ niệm 64 năm đặt quan hệ ngoại giao Việt - Trung (18 /1/1950) như vừa làm, sang năm là năm chẵn - 65 năm - sẽ làm khác.
Tháng 2 này, các tổ chức xã hội dân sự dự tính sẽ làm khá sâu sắc kỷ niệm chẵn 35 năm chiến tranh biên giới phía Bắc vào ngày 17/2/2014, với một cuộc mít tinh khá lớn vào sáng chủ nhật 16/2 trước tượng Lý Thái Tổ giữa thủ đô Hà Nội. Anh chị em đề nghị từ nay ngày 17/2 mang tên Ngày Biên giới Việt Nam, để đề cao biên giới là thiêng liêng.
Theo tin một số báo và blogger tự do ( báo Dân Luận, VN Express ngày 27/1) đã có một cuộc điện đàm mật qua đường dây nóng giữa Tổng bí thư 2 đảng VN và TQ vào ngày 22/1, được nói là chúc mừng nhau nhân kỷ niệm 64 năm bình thường hóa (18/1/1950 – 18/1/2014), nhưng thật ra nội dung rất hệ trọng được giữ kín. Theo báo Dân Luận và Dân làm báo ra ngày 7 và 9/2, nhiều người theo dõi thời sự cho rằng hiếm khi đường dây nóng được dùng trong việc hiếu hỷ. Có nhiều cơ sở để cho rằng ông trùm CS Trung Quốc Tập Cận Bình được đại sứ Khổng Huyễn Hựu ở Hà Nội báo cáo tình hình cụ thể đã tỏ ra không hài lòng khi được biết VN kỷ niệm trận hải chiến Hoàng Sa quá lố, khác hẳn những năm trước. Họ rất quan ngại nếu như kỷ niệm cuộc chiến tranh biên giới Việt -Trung (17/2) cũng được tổ chức như thế hoặc hơn thế. Rất có khả năng Bộ Chính trị Hà Nội đã bị đe dọa thẳng cánh trên đường dây nóng. Tình báo Hoa Nam nắm chắc hồ sơ đen của từng vị rồi.
Để xem chính quyền trong nước xử sự ra sao ngày 17/2 này. Họ để yên, hay ngăn chặn, cấm đoán, hay phá đám cuộc mít tinh sáng ngày chủ nhật 16/2 ra sao, có lập lại trò công nhân cưa đá trơ trẽn hay không. Họ có để yên cho bà con các tỉnh biên giới viếng thăm, sửa sang nghĩa trang các liệt sỹ và nhân dân bỏ mình do lính Trung Quốc hồi ấy gây ra hay không.
Theo một thông tin của nhà thơ Đặng Huy Văn trên mạng ĐHV của ông và trên Dân Luận ngày 10/2, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa giao cho ông Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải - một Hoa kiều đích thật cả Hải Phòng biết tiếng khi còn mang tên Sí Sọi - một khoản tiền là 25 tỷ đồng để sửa sang “nghĩa trang“ cho 52 tên lính TQ tử trận năm 1979 ở thị xã Lai Châu, nay gọi là thị trấn Mường Lay.
Nếu quả vậy, thì đây là một quốc nhục, có thể coi là tội phản quốc. Lấy tiền thuế của nhân dân phục vụ cho bọn giặc xâm lược, sau khi đã xà xẻo ngân sách quốc gia, chia chác cho các nhóm lợi ích của đảng CS không biết cơ man nào là đôla từ 2 quỹ ODA và FDI do không có một cơ chế kiểm soát nào. Một số ủy viên Bộ Chính trị và tập thể Bộ Chính trị phải nói rõ cho toàn dân vì sao họ vẫn cố tình ngăn cản những nội dung kỷ niệm cuộc chiến tranh biên giới, họ có còn là người VN hay không? Như vậy là thương dân, quý trọng dân, là nắm vững lá cờ dân chủ ư?
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ