Đường dẫn truy cập

Kinh tế Việt Nam: Nguy cơ chìm nghỉm trong vòng xoáy ‘Hán hoá’


Đồ thị 1: Tỷ trọng nhập khẩu từ TQ và xuất khẩu sang TQ trong tổng kim ngạch XNK của Việt Nam. Đường xu hướng có độ dốc cao, biểu thị xu hướng gia tăng liên tục của tỷ trọng hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc từ năm 2000 đến nay.
Đồ thị 1: Tỷ trọng nhập khẩu từ TQ và xuất khẩu sang TQ trong tổng kim ngạch XNK của Việt Nam. Đường xu hướng có độ dốc cao, biểu thị xu hướng gia tăng liên tục của tỷ trọng hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc từ năm 2000 đến nay.

Kết thúc năm 2015, những gì mà dư luận từng lên tiếng báo động về một nền kinh tế lệ thuộc vào Trung Quốc lại càng trở nên nặng nề hơn bao giờ hết. Giá trị hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc lên đến 49,52 tỷ USD trong khi giá trị xuất khẩu lại chỉ 16,6 tỷ USD, đẩy mức nhập siêu từ Trung Quốc trong năm 2015 lên đến gần 33 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay.

Tốc độ gia tăng nhập khẩu từ Trung Quốc tiếp tục lớn hơn tốc độ gia tăng xuất khẩu sang thị trường này khiến tỷ trọng nhập khẩu từ Trung Quốc trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam tiếp tục tăng, chiếm đến gần 30%.

Bảng 1: Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc từ năm 2000 – 2015. (Số liệu do tác giả tập hợp và tính toán từ niên giám thống kê 2000 – 2012 và báo chí nhà nước.)
Bảng 1: Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc từ năm 2000 – 2015. (Số liệu do tác giả tập hợp và tính toán từ niên giám thống kê 2000 – 2012 và báo chí nhà nước.)

Tuy nhiên, đây mới chỉ là những số liệu chính thức mà cơ quan chức năng thống kê được, chứ chưa tính đến giá trị hàng hoá nhập lậu từ Trung Quốc, vốn tràn lan trên thị trường Việt Nam. Đó là lý do chính khiến số liệu của cơ quan thống kê Trung Quốc về giá trị Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam và cơ quan thống kê Việt Nam về giá trị Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc vênh nhau tới gần 20 tỷ USD chỉ riêng trong năm 2014.

Đồ thị 1: Tỷ trọng nhập khẩu từ TQ và xuất khẩu sang TQ trong tổng kim ngạch XNK của Việt Nam. Đường xu hướng có độ dốc cao, biểu thị xu hướng gia tăng liên tục của tỷ trọng hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc từ năm 2000 đến nay.
Đồ thị 1: Tỷ trọng nhập khẩu từ TQ và xuất khẩu sang TQ trong tổng kim ngạch XNK của Việt Nam. Đường xu hướng có độ dốc cao, biểu thị xu hướng gia tăng liên tục của tỷ trọng hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc từ năm 2000 đến nay.

Nếu tính cả con số phi chính thức đó, tỷ trọng hàng nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ lên đến con số gần 50% trong tổng kim ngạch nhập khẩu, biến Việt Nam trên thực tế trở thành “sân nhà” của các sản phẩm “made in China”.

Một nền kinh tế với quy mô chỉ chừng 200 tỷ USD mà giá trị hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc lại lên đến mức xấp xỉ 70 tỷ USD (tức là hơn 1/3 GDP của Việt Nam), xem ra Việt Nam đã trở thành “một bộ phận không thể tách rời” của nền kinh tế Trung Quốc. Và càng ngày sự thật đó càng trở nên hiển nhiên.

*Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

  • 16x9 Image

    Lê Anh Hùng

    Lê Anh Hùng là một blogger/dịch giả/nhà báo độc lập ở Hà Nội và là người đấu tranh vì tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam từ nhiều năm nay.

VOA có ứng dụng mới

Xem tin tức VOA trực tiếp trên điện thoại và máy tính bảng! Ứng dụng VOA có thiết kế mới và cải thiện khả năng truy cập tin tức. Các tính năng mà bạn yêu thích trước đây được tích hợp cùng các công cụ vượt tường lửa để truy cập tin tức VOA bằng 22 ngôn ngữ.

Tải ứng dụng VOA trên App StoreGoogle Play!

VOA Express

XS
SM
MD
LG