Thập Phương là một thị trấn của huyện Đức Dương tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Đã 3 năm nay Thập Phương nổi lên là một địa bàn đấu tranh của nông dân nổi dậy đòi lại ruộng đất bị cường hào mới cưỡng chiếm, kiên quyết chống lại sự đàn áp có khi khốc liệt của chính quyền, công an địa phương.
Tháng 7/2012 này cuộc đấu tranh của nông dân Thập Phương đã diễn ra khốc liệt chống lại hơn 1.000 công an võ trang dùng đạn hơi cay và đạn gây choáng bắn xối xả vào nông dân tay không, làm nhiều nạn nhân bị thương, ngất xỉu. Thế là bà con Thập Phương lập tức loan rộng tin và hình ảnh cuộc đàn áp, kêu cứu với đồng bào toàn huyện Đức Dương, toàn tỉnh Tứ Xuyên và cả nước Trung Quốc.
Học sinh thị trấn Thập Phương và sinh viên huyện Đức Dương lập tức nêu cao khẩu hiệu”không sợ bạo lực phi nghĩa!”, ”nhân dân Thập Phương và Đức Dương dũng cảm đứng dậy”, lôi cuốn hơn một vạn dân đổ xuống đường với khí thế mạnh mẽ trong trật tự, đoàn kết, bảo vệ lẫn nhau, chăm sóc người bị thương, chỉ mặt những công an tàn ác với dân.
Các nhà trí thức dân chủ và thuộc các tổ chức bảo vệ nhân quyền toàn quốc và ở Đài Loan lập tức lên tiếng tố cáo cuộc đàn áp thô bạo của chính quyền Thập Phương, nhiều nhà vân, nhà văn hóa, nhân sỹ trong và ngoài đảng CS cũng lên tiếng mạnh mẽ. Thế là bí thư huyện ủy đảng CS huyện Đức Dương phải đích thân xuống xem xét và giải quyết tình hình xáo động ở đây, đồng thời báo cáo lên tỉnh ủy và trung ương.
Phong trào trên đây dần dần được mang tên "Phong trào phản kháng bạo lực của Thập Phương”.
Kết quả rất đáng mừng là cuộc đàn áp đã phải chấm dứt, việc dùng bạo lực để trấn áp đã bị”Phong trào phản kháng bạo lực”đẩy lui ở ngay Thập Phương và nhiều nơi khác. Hơn nữa yêu sách của dân đòi từ bỏ phương án lập khu công ngiệp mới và xây dựng tại đây nhà máy luyện đồng rất lớn Molypden HTC đã bị hủy bỏ trong sự reo mừng thắng lợi của toàn dân Đức Dương, vì nhà máy này sẽ thải nhiều hóa chất độc hại làm hủy hoại môi trường sống.
Mạng Bo Xun trên internet là mạng của một nhóm thanh niên dân chủ Trung Quốc cùng phối hợp trong và ngoài nước vừa có một số bài đi sâu phổ biến kinh nghiệm đấu tranh của Thập Phương.
Nhà báo Bành Đào vừa viết một bài sâu sắc và bổ ích chỉ ra 7 bước cụ thể của Phong trào phản kháng bạo lực ở Thập Phương nhằm hạn chế, ngăn chặn chính quyền CS không được dùng bất cứ hình thức bạo lực gì đối với người công dân tay không.
Bảy bước đại thể như sau:
1. Khi có sự kiện bất thường xảy ra, nắm ngay lấy thời cơ cổ động, hiệu triệu đồng bào nhất tề xuống đường trong trật tự, có kế hoạch rõ ràng; động viên khí thế, không sợ bạo lực, ai dùng bạo lực là ở vào thế yếu, không có lý, không có tình, cũng không có luật;
2. đúng hẹn, nhân dân nhất loạt xuống đường, với mũ, nón, cờ, biểu ngữ, nước uống, thức ăn nhẹ, thuốc;
3. vận động và đưa tin các bậc”tinh anh của xã hội”, các nhân sỹ có uy tín, các nghệ sỹ danh tiếng, các nhà khoa học, văn hóa… cùng nhân dân xuống đường hoặc tán đồng cuộc đấu tranh; như tin nhà văn Hàn Hàn, các nhân vật đấu tranh cho nhân quyền Lý Thành Bằng, Vương Khắc Cần,Trần Vân ủng hộ dân Thập Phương, hoặc như tin thắng lợi lớn của nông dân Ô Khảm - Quảng Đông;
4. đưa tin nhanh nhậy, chính xác, cụ thể về cuộc đấu tranh, loan tin nhanh rộng ra toàn xã, toàn huyện, toàn tỉnh, toàn quốc, đặc biệt mô tả các cuộc đàn áp, mô tả bạo lực, mô tả kèm ảnh chụp các nhân viên công an, cảnh sát, quân đội dùng bạo lực với dân thường, với hình ảnh, lai lịch, cấp chức của họ, luận bàn rộng rãi nhằm lên án, cô lập những kẻ đó;
5. tranh thủ ý kiến tốt của một số lãnh đạo cấp cao của huyện, tỉnh, toàn quốc hiện đương chức, của trí thức, đại biểu quốc hội hiện tại để tăng thêm trọng lượng cho chính nghĩa…
6. phân hóa hàng ngũ công an, cảnh sát, quân đội, cán bộ, qua các bản tin, biểu dương người tốt, giúp dân, thương dân, bênh dân, phê phán kẻ xấu đánh dân, chửi dân, bắn vào dân, nêu cả tên, chức vụ, vận động tẩy chay không bán hàng, phục vụ cho lọai công an dã chiến chuyên đàn áp, đi đến vận động họ chống lệnh dùng bạo lực và bỏ ngũ về với dân. Nên vận động cả gia đình, bạn bè của công an;
7. nhiều cuộc đấu tranh quy mô sẽ dẫn đến hạn chế chính quyền dùng bạo lực, gây tự tin thanh thế của nhân dân, xói mòn chính quyền độc đảng, lắp đi lắp lại nhiều nơi, quy mô ngày càng lớn, tất sẽ dẫn đến một sự chuyển đổi hình thức chính trị ở Trung Quốc.
Ở Việt Nam ta, anh chị em dân chủ đã xây dựng nên quy tắc, bài bản, quy định những gì nên làm, những gì không nên làm trong các cuộc biểu tình. Anh chị em đã có nhiều sáng kiến hay, như sáng tác bài hát, chơi đàn, thổi kèn trong biểu tình, như mặc áo No U, kẻ khẩu hiệu trên áo, hoặc lập đội bóng đá No U, việc thông báo, thông tin khá nhanh nhạy, các blogger tự do vào cuộc đồng loạt. Kinh nghiệm do mạng Bo Xun – Trung Quốc phổ biến cũng như kinh nghiệm đấu tranh ở Đông Âu, Liên Xô cũ, hay ở Bắc Phi, Trung Đông gần đây đều quý giá để đồng bào ta học hỏi.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Tháng 7/2012 này cuộc đấu tranh của nông dân Thập Phương đã diễn ra khốc liệt chống lại hơn 1.000 công an võ trang dùng đạn hơi cay và đạn gây choáng bắn xối xả vào nông dân tay không, làm nhiều nạn nhân bị thương, ngất xỉu. Thế là bà con Thập Phương lập tức loan rộng tin và hình ảnh cuộc đàn áp, kêu cứu với đồng bào toàn huyện Đức Dương, toàn tỉnh Tứ Xuyên và cả nước Trung Quốc.
Học sinh thị trấn Thập Phương và sinh viên huyện Đức Dương lập tức nêu cao khẩu hiệu”không sợ bạo lực phi nghĩa!”, ”nhân dân Thập Phương và Đức Dương dũng cảm đứng dậy”, lôi cuốn hơn một vạn dân đổ xuống đường với khí thế mạnh mẽ trong trật tự, đoàn kết, bảo vệ lẫn nhau, chăm sóc người bị thương, chỉ mặt những công an tàn ác với dân.
Các nhà trí thức dân chủ và thuộc các tổ chức bảo vệ nhân quyền toàn quốc và ở Đài Loan lập tức lên tiếng tố cáo cuộc đàn áp thô bạo của chính quyền Thập Phương, nhiều nhà vân, nhà văn hóa, nhân sỹ trong và ngoài đảng CS cũng lên tiếng mạnh mẽ. Thế là bí thư huyện ủy đảng CS huyện Đức Dương phải đích thân xuống xem xét và giải quyết tình hình xáo động ở đây, đồng thời báo cáo lên tỉnh ủy và trung ương.
Phong trào trên đây dần dần được mang tên "Phong trào phản kháng bạo lực của Thập Phương”.
Kết quả rất đáng mừng là cuộc đàn áp đã phải chấm dứt, việc dùng bạo lực để trấn áp đã bị”Phong trào phản kháng bạo lực”đẩy lui ở ngay Thập Phương và nhiều nơi khác. Hơn nữa yêu sách của dân đòi từ bỏ phương án lập khu công ngiệp mới và xây dựng tại đây nhà máy luyện đồng rất lớn Molypden HTC đã bị hủy bỏ trong sự reo mừng thắng lợi của toàn dân Đức Dương, vì nhà máy này sẽ thải nhiều hóa chất độc hại làm hủy hoại môi trường sống.
Mạng Bo Xun trên internet là mạng của một nhóm thanh niên dân chủ Trung Quốc cùng phối hợp trong và ngoài nước vừa có một số bài đi sâu phổ biến kinh nghiệm đấu tranh của Thập Phương.
Nhà báo Bành Đào vừa viết một bài sâu sắc và bổ ích chỉ ra 7 bước cụ thể của Phong trào phản kháng bạo lực ở Thập Phương nhằm hạn chế, ngăn chặn chính quyền CS không được dùng bất cứ hình thức bạo lực gì đối với người công dân tay không.
Bảy bước đại thể như sau:
1. Khi có sự kiện bất thường xảy ra, nắm ngay lấy thời cơ cổ động, hiệu triệu đồng bào nhất tề xuống đường trong trật tự, có kế hoạch rõ ràng; động viên khí thế, không sợ bạo lực, ai dùng bạo lực là ở vào thế yếu, không có lý, không có tình, cũng không có luật;
2. đúng hẹn, nhân dân nhất loạt xuống đường, với mũ, nón, cờ, biểu ngữ, nước uống, thức ăn nhẹ, thuốc;
3. vận động và đưa tin các bậc”tinh anh của xã hội”, các nhân sỹ có uy tín, các nghệ sỹ danh tiếng, các nhà khoa học, văn hóa… cùng nhân dân xuống đường hoặc tán đồng cuộc đấu tranh; như tin nhà văn Hàn Hàn, các nhân vật đấu tranh cho nhân quyền Lý Thành Bằng, Vương Khắc Cần,Trần Vân ủng hộ dân Thập Phương, hoặc như tin thắng lợi lớn của nông dân Ô Khảm - Quảng Đông;
4. đưa tin nhanh nhậy, chính xác, cụ thể về cuộc đấu tranh, loan tin nhanh rộng ra toàn xã, toàn huyện, toàn tỉnh, toàn quốc, đặc biệt mô tả các cuộc đàn áp, mô tả bạo lực, mô tả kèm ảnh chụp các nhân viên công an, cảnh sát, quân đội dùng bạo lực với dân thường, với hình ảnh, lai lịch, cấp chức của họ, luận bàn rộng rãi nhằm lên án, cô lập những kẻ đó;
5. tranh thủ ý kiến tốt của một số lãnh đạo cấp cao của huyện, tỉnh, toàn quốc hiện đương chức, của trí thức, đại biểu quốc hội hiện tại để tăng thêm trọng lượng cho chính nghĩa…
6. phân hóa hàng ngũ công an, cảnh sát, quân đội, cán bộ, qua các bản tin, biểu dương người tốt, giúp dân, thương dân, bênh dân, phê phán kẻ xấu đánh dân, chửi dân, bắn vào dân, nêu cả tên, chức vụ, vận động tẩy chay không bán hàng, phục vụ cho lọai công an dã chiến chuyên đàn áp, đi đến vận động họ chống lệnh dùng bạo lực và bỏ ngũ về với dân. Nên vận động cả gia đình, bạn bè của công an;
7. nhiều cuộc đấu tranh quy mô sẽ dẫn đến hạn chế chính quyền dùng bạo lực, gây tự tin thanh thế của nhân dân, xói mòn chính quyền độc đảng, lắp đi lắp lại nhiều nơi, quy mô ngày càng lớn, tất sẽ dẫn đến một sự chuyển đổi hình thức chính trị ở Trung Quốc.
Ở Việt Nam ta, anh chị em dân chủ đã xây dựng nên quy tắc, bài bản, quy định những gì nên làm, những gì không nên làm trong các cuộc biểu tình. Anh chị em đã có nhiều sáng kiến hay, như sáng tác bài hát, chơi đàn, thổi kèn trong biểu tình, như mặc áo No U, kẻ khẩu hiệu trên áo, hoặc lập đội bóng đá No U, việc thông báo, thông tin khá nhanh nhạy, các blogger tự do vào cuộc đồng loạt. Kinh nghiệm do mạng Bo Xun – Trung Quốc phổ biến cũng như kinh nghiệm đấu tranh ở Đông Âu, Liên Xô cũ, hay ở Bắc Phi, Trung Đông gần đây đều quý giá để đồng bào ta học hỏi.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.