BỘ NGOẠI GIAO —
Ngoại trưởng Hoa Kỳ hôm nay chuẩn bị lên đường công du Châu Á để thảo luận với các giới chức Trung Quốc và Nam Triều Tiên. Tuy nhiên, ông sẽ không đến thăm Nhật Bản. Theo tường thuật của thông tín viên Scott Stearns của đài VOA tại Bộ Ngoại giao ở Washington, Tokyo đang xích lại gần hơn với Nga và Ấn Độ trong lúc có sự thiếu chắc chắn về quan hệ của họ với Washington.
Các binh sĩ nhảy dù của Nhật đang ra sức tập dượt để bảo vệ các hòn đảo có tranh chấp ở Biển Đông Trung Hoa, trong lúc Trung Quốc gia tăng các hoạt động tuần tra của hải quân dựa trên một khu vực nhận dạng phòng không mới, bao gồm cả những hòn đảo này.
Đây là một vụ đối đầu có nguy cơ làm cho Hoa Kỳ bị dính líu vào một thời điểm mà quan hệ giữa Washington với Tokyo bị căng thẳng vì vấn đề liên quan tới đền Yasukuni, nơi thờ phượng hàng triệu tử sĩ Nhật, kể cả 14 can phạm tội ác chiến tranh thời thế chiến thứ hai.
Thủ tướng Shinzo Abe nói rằng ông tới viếng đền thờ đó để cầu nguyện cho các tử sĩ mà không có ý định “thù hằn hay thù địch” nào.
Hoa Kỳ đã bày tỏ sự thất vọng và hối thúc ông Abe “tìm kiếm những phương thức có tính chất xây dựng để xử lý các vấn đề nhạy cảm của lịch sử.”
Theo giáo sư Lou Goodman của Đại học American University, nhà lãnh đạo Nhật đang đối mặt với những áp lực chính trị trong nước.
"Rõ ràng là ông ấy đã quyết định đáp ứng những áp lực đó và không lo ngại về ảnh hưởng quốc tế của nó. Điều đó không có lợi cho các mối quan hệ quốc tế."
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói rằng Nhật Bản đang tìm cách biện minh cho hành vi xâm lăng trong quá khứ.
"Sự chống chế của ông Abe chỉ chứng tỏ là ông ấy bám víu một cách ngoan cố vào một khái niệm lịch sử đi ngược với sự thật và công lý được quốc tế thừa nhận."
Bắc Kinh đang hưởng lợi từ sự xích mích giữa Tokyo với Washington, theo nhận định của ông Michael Auslin, Giám đốc Chương trình nghiên cứu Nhật Bản của Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ.
"Chúng ta đánh đi một thông điệp cho các nước đồng minh khác là một mối quan hệ đồng minh 50 năm có thể bị đổ vỡ một cách nhanh chóng vì những vấn đề này và đôi bên giờ đây đã bắt đầu công khai gây hổ thẹn và chỉ trích đối tác của mình, về phía Washington thì dứt khoát là như vậy, về những vấn đề như vấn đề Yasukuni chẳng hạn. Điều này ảnh hưởng tới tất cả các mối quan hệ đồng minh."
Không có sự đề cập công khai nào về vấn đề liên quan tới đền Yasukuni khi ngoại trưởng Kerry tiếp kiến Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Fumio Kishida hồi tuần trước. Thay vào đó, hai ông đã tập trung thảo luận về vấn đề hợp tác kinh tế và quân sự. Về việc này, giáo sư Goodman nhận xét như sau.
"Dù gì đi nữa thì Nhật Bản là một đồng minh quan trọng của Hoa Kỳ và sẽ tiếp tục là một đồng minh quan trọng của Hoa Kỳ trong một thời gian khá lâu nữa. Mặc dù vậy, Nhật Bản đương nhiên cũng muốn tìm kiếm những đồng minh khác."
Các nhà quan sát nói rằng các đồng minh khác của Nhật có thể là Nga. Mới đây Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng nước ông và Nhật Bản là những đối tác tự nhiên. Ông cũng cho biết đôi bên đang thảo luận về những cách thức để chấm dứt vụ tranh chấp lãnh thổ.
Trong khi đó, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đang thương lượng với ông Abe về những hiệp định mới về quốc phòng và thương mại, kể cà hiệp định hợp tác hạt nhân dân dụng.
Nhà phân tích Michael Auslin của Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ cho biết như sau.
"Có một điều rất rõ ràng là Nhật Bản và Ấn Độ đang nhận thấy có thêm những điểm tương đồng giữa hai nước và họ không chờ để xem Washington sẽ hành động như thế nào. Vấn đề bây giờ là điều này có thể thật sự có ích cho cả khu vực lẫn Hoa Kỳ, nhưng điều này không có ích nếu nó xảy ra vì hai nước đang cảm thấy tức giận và không biết rõ vai trò mà Hoa Kỳ sẽ nắm giữ là vai trò như thế nào."
Ngoại trưởng Kerry bắt đầu chuyến công du tại Nam Triều Tiên, là nước cũng có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Nhật đối với những hòn đảo trong vùng biển có nguồn cá rất phong phú và có thể có những trữ lượng khí đốt rất lớn.
Các binh sĩ nhảy dù của Nhật đang ra sức tập dượt để bảo vệ các hòn đảo có tranh chấp ở Biển Đông Trung Hoa, trong lúc Trung Quốc gia tăng các hoạt động tuần tra của hải quân dựa trên một khu vực nhận dạng phòng không mới, bao gồm cả những hòn đảo này.
Đây là một vụ đối đầu có nguy cơ làm cho Hoa Kỳ bị dính líu vào một thời điểm mà quan hệ giữa Washington với Tokyo bị căng thẳng vì vấn đề liên quan tới đền Yasukuni, nơi thờ phượng hàng triệu tử sĩ Nhật, kể cả 14 can phạm tội ác chiến tranh thời thế chiến thứ hai.
Thủ tướng Shinzo Abe nói rằng ông tới viếng đền thờ đó để cầu nguyện cho các tử sĩ mà không có ý định “thù hằn hay thù địch” nào.
Hoa Kỳ đã bày tỏ sự thất vọng và hối thúc ông Abe “tìm kiếm những phương thức có tính chất xây dựng để xử lý các vấn đề nhạy cảm của lịch sử.”
Theo giáo sư Lou Goodman của Đại học American University, nhà lãnh đạo Nhật đang đối mặt với những áp lực chính trị trong nước.
"Rõ ràng là ông ấy đã quyết định đáp ứng những áp lực đó và không lo ngại về ảnh hưởng quốc tế của nó. Điều đó không có lợi cho các mối quan hệ quốc tế."
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói rằng Nhật Bản đang tìm cách biện minh cho hành vi xâm lăng trong quá khứ.
"Sự chống chế của ông Abe chỉ chứng tỏ là ông ấy bám víu một cách ngoan cố vào một khái niệm lịch sử đi ngược với sự thật và công lý được quốc tế thừa nhận."
Bắc Kinh đang hưởng lợi từ sự xích mích giữa Tokyo với Washington, theo nhận định của ông Michael Auslin, Giám đốc Chương trình nghiên cứu Nhật Bản của Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ.
"Chúng ta đánh đi một thông điệp cho các nước đồng minh khác là một mối quan hệ đồng minh 50 năm có thể bị đổ vỡ một cách nhanh chóng vì những vấn đề này và đôi bên giờ đây đã bắt đầu công khai gây hổ thẹn và chỉ trích đối tác của mình, về phía Washington thì dứt khoát là như vậy, về những vấn đề như vấn đề Yasukuni chẳng hạn. Điều này ảnh hưởng tới tất cả các mối quan hệ đồng minh."
Không có sự đề cập công khai nào về vấn đề liên quan tới đền Yasukuni khi ngoại trưởng Kerry tiếp kiến Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Fumio Kishida hồi tuần trước. Thay vào đó, hai ông đã tập trung thảo luận về vấn đề hợp tác kinh tế và quân sự. Về việc này, giáo sư Goodman nhận xét như sau.
"Dù gì đi nữa thì Nhật Bản là một đồng minh quan trọng của Hoa Kỳ và sẽ tiếp tục là một đồng minh quan trọng của Hoa Kỳ trong một thời gian khá lâu nữa. Mặc dù vậy, Nhật Bản đương nhiên cũng muốn tìm kiếm những đồng minh khác."
Các nhà quan sát nói rằng các đồng minh khác của Nhật có thể là Nga. Mới đây Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng nước ông và Nhật Bản là những đối tác tự nhiên. Ông cũng cho biết đôi bên đang thảo luận về những cách thức để chấm dứt vụ tranh chấp lãnh thổ.
Trong khi đó, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đang thương lượng với ông Abe về những hiệp định mới về quốc phòng và thương mại, kể cà hiệp định hợp tác hạt nhân dân dụng.
Nhà phân tích Michael Auslin của Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ cho biết như sau.
"Có một điều rất rõ ràng là Nhật Bản và Ấn Độ đang nhận thấy có thêm những điểm tương đồng giữa hai nước và họ không chờ để xem Washington sẽ hành động như thế nào. Vấn đề bây giờ là điều này có thể thật sự có ích cho cả khu vực lẫn Hoa Kỳ, nhưng điều này không có ích nếu nó xảy ra vì hai nước đang cảm thấy tức giận và không biết rõ vai trò mà Hoa Kỳ sẽ nắm giữ là vai trò như thế nào."
Ngoại trưởng Kerry bắt đầu chuyến công du tại Nam Triều Tiên, là nước cũng có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Nhật đối với những hòn đảo trong vùng biển có nguồn cá rất phong phú và có thể có những trữ lượng khí đốt rất lớn.