Liên Hiệp Quốc đã lập một huân chương để trao tặng cho các nhân viên gìn giữ hòa bình và nhân viên dân sự chứng tỏ sự can trường vĩ đại. Thông tín viên tường thuật từ trụ sở Liên hiệp quốc rằng huân chương được đặt tên của một nhân viên gìn giữ hòa bình anh hùng đã hy sinh để cứu mạng sống của hàng trăm người trong cuộc diệt chủng Rwanda năm 1994.
Ðại úy Mbaye Diagne nổi bật trong những ngày đen tối của cuộc diệt chủng ở Rwanda năm 1994 trong đó các phần tử cực đoan Hutu đã giết hại khoảng 800.000 người, phần lớn thuộc sắc tộc Tutsi, chỉ trong vòng 100 ngày.
Vị đại úy 36 tuổi, có vợ và 2 con, là một quan sát viên quân sự không được vũ trang trong phái bộ Liên Hiệp Quốc ở Rwanda.
Ðại sứ Rwanda tại Liên Hiệp Quốc ông Eugene Gasana hôm nay tuyên bố đối diện với cái ác, Ðại úy Diagne đã không chịu là một khách bàng quan.
Ðại sứ Gasana nói: “Không súng, không vũ khí, chỉ được vũ trang bằng lòng can đảm và ý thức trách nhiệm, Ðại úy Diagne đã quyết định thực hiện nhiều sứ mạng vượt qua hàng chục chốt kiểm soát nằm trong tay dân quân vũ trang để cứu hàng trăm – và có lẽ hàng ngàn - người Rwanda trong cuộc diệt chủng năm 1994 nhắm vào người Tutsi.”
Vào ngày 31 tháng 5 năm 1994, công việc của Ðại úy Diagne đã kết thúc khi một quả đại bác nổ tại một chốt kiểm soát gần chiếc xe của ông. Ông bị trúng mảnh đạn và chết ngay tại chỗ.
Cuộc diệt chủng ở Rwanda cũng là một thời kỳ đen tối đối với Liên Hiệp Quốc và cộng đồng quốc tế, đã không can thiệp mạnh để ngăn chặn cuộc tàn sát.
Ðại sứ Jordani ở Liên Hiệp Quốc, Hoàng tử Zeid al-Hussein nói sự kiện không có giới chức Liên Hiệp Quốc nào ở bản doanh gọi cho gia đình của vị đại úy sau cái chết của ông “chỉ có thể được mô tả là đáng hổ thẹn.”
Hoàng tử Zeid nói: “Tôi hoàn toàn chắc chắn rằng tất cả mọi người ở đây sẽ cùng với tôi bầy tỏ lòng hối tiếc - hối tiếc sâu xa - về cách thức mà chúng tôi ở Liên Hiệp Quốc này đã đối xử với ông.”
Giải thưởng, được gọi là “Huân chương Ðại úy Diagne về lòng Can trường Phi thường” sẽ được trao tặng cho nhân viên quân sự, cảnh sát và dân sự Liên Hiệp Quốc, đã “chứng tỏ sự can trường phi thường, trước mối nguy hiểm cực kỳ,” trong khi hoàn tất sứ mạng phục vụ cho Liên Hiệp Quốc và nhân loại.
Huân chương được thiết lập trong một nghị quyết do Jordani đề xuất và được sự đồng thanh chấp thuận của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc hôm nay.
Ðại úy Mbaye Diagne nổi bật trong những ngày đen tối của cuộc diệt chủng ở Rwanda năm 1994 trong đó các phần tử cực đoan Hutu đã giết hại khoảng 800.000 người, phần lớn thuộc sắc tộc Tutsi, chỉ trong vòng 100 ngày.
Vị đại úy 36 tuổi, có vợ và 2 con, là một quan sát viên quân sự không được vũ trang trong phái bộ Liên Hiệp Quốc ở Rwanda.
Ðại sứ Rwanda tại Liên Hiệp Quốc ông Eugene Gasana hôm nay tuyên bố đối diện với cái ác, Ðại úy Diagne đã không chịu là một khách bàng quan.
Ðại sứ Gasana nói: “Không súng, không vũ khí, chỉ được vũ trang bằng lòng can đảm và ý thức trách nhiệm, Ðại úy Diagne đã quyết định thực hiện nhiều sứ mạng vượt qua hàng chục chốt kiểm soát nằm trong tay dân quân vũ trang để cứu hàng trăm – và có lẽ hàng ngàn - người Rwanda trong cuộc diệt chủng năm 1994 nhắm vào người Tutsi.”
Vào ngày 31 tháng 5 năm 1994, công việc của Ðại úy Diagne đã kết thúc khi một quả đại bác nổ tại một chốt kiểm soát gần chiếc xe của ông. Ông bị trúng mảnh đạn và chết ngay tại chỗ.
Cuộc diệt chủng ở Rwanda cũng là một thời kỳ đen tối đối với Liên Hiệp Quốc và cộng đồng quốc tế, đã không can thiệp mạnh để ngăn chặn cuộc tàn sát.
Ðại sứ Jordani ở Liên Hiệp Quốc, Hoàng tử Zeid al-Hussein nói sự kiện không có giới chức Liên Hiệp Quốc nào ở bản doanh gọi cho gia đình của vị đại úy sau cái chết của ông “chỉ có thể được mô tả là đáng hổ thẹn.”
Hoàng tử Zeid nói: “Tôi hoàn toàn chắc chắn rằng tất cả mọi người ở đây sẽ cùng với tôi bầy tỏ lòng hối tiếc - hối tiếc sâu xa - về cách thức mà chúng tôi ở Liên Hiệp Quốc này đã đối xử với ông.”
Giải thưởng, được gọi là “Huân chương Ðại úy Diagne về lòng Can trường Phi thường” sẽ được trao tặng cho nhân viên quân sự, cảnh sát và dân sự Liên Hiệp Quốc, đã “chứng tỏ sự can trường phi thường, trước mối nguy hiểm cực kỳ,” trong khi hoàn tất sứ mạng phục vụ cho Liên Hiệp Quốc và nhân loại.
Huân chương được thiết lập trong một nghị quyết do Jordani đề xuất và được sự đồng thanh chấp thuận của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc hôm nay.