Đường dẫn truy cập

HRW kêu gọi Việt Nam bỏ điều 258, phóng thích blogger Đinh Nhật Uy


Blogger Đinh Nhật Uy bị bắt từ ngày 15/6 sau khi bắt đầu chiến dịch vận động trên trang Facebook cá nhân, kêu gọi trả tự do cho em trai Đinh Nguyên Kha đang thọ án 4 năm tù về tội danh ‘tuyên truyền chống chính phủ'
Blogger Đinh Nhật Uy bị bắt từ ngày 15/6 sau khi bắt đầu chiến dịch vận động trên trang Facebook cá nhân, kêu gọi trả tự do cho em trai Đinh Nguyên Kha đang thọ án 4 năm tù về tội danh ‘tuyên truyền chống chính phủ'
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền quốc tế Human Rights Watch kêu gọi Việt Nam trả tự do vô điều kiện cho blogger Đinh Nhật Uy và hủy bỏ điều luật 258 về tội danh ‘lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước’.

Phiên xét xử Uy vi phạm điều 258 dự kiến diễn ra tại Tòa án Nhân dân tỉnh Long An vào sáng mai, 29/10/2013.

Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á thuộc Human Rights Watch, nói với VOA Việt ngữ:

“Đinh Nhật Uy không có tội gì để bị xử. Nhà cầm quyền Việt Nam nên bỏ cáo trạng và phóng thích Uy ngay lập tức. Phiên xử Uy là một phần trong chiến dịch đàn áp tiếp diễn của Hà Nội nhắm vào những người chỉ trích nhà nước. Chính phủ Việt Nam nên chấm dứt các hành động tùy tiện vi phạm quyền tự do căn bản của con người trong đó có quyền tự do bày tỏ ý kiến.”

Ở Việt Nam, với điều 258, bất cứ ai họ cũng có thể buộc tội được. Đây là một điều luật vi phạm hiến chương Liên hiệp quốc, Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. Điều 258 dẫm đạp lên điều 18, 19 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền.”
Nhà báo Trương Minh Ðức.
Ông Robertson nhấn mạnh trong thông cáo báo chí của Human Rights Watch ngày 28/10 rằng việc Hà Nội leo thang sử dụng các điều luật lạm quyền để đàn áp sự chỉ trích của công chúng và các hành động phản kháng ôn hòa là một trò hề đối với chính những tuyên bố của nhà cầm quyền rằng Việt Nam là một nhà nước tôn trọng nhân quyền.

Ông Robertson nói nhà cầm quyền Việt Nam kết tội Đinh Nhật Uy chỉ vì anh đòi trả tự do cho em trai và phê phán nhà nước là một sự vi phạm nhân quyền trắng trợn, nhất là trong khi Hà Nội đang vận động một ghế trong cơ quan nhân quyền cao cấp nhất của Liên hiệp quốc.

Đinh Nhật Uy bị bắt từ ngày 15/6 năm nay sau khi bắt đầu chiến dịch vận động trên trang Facebook cá nhân, kêu gọi trả tự do cho em trai Đinh Nguyên Kha đang thọ án 4 năm tù về tội danh ‘tuyên truyền chống nhà nước’ vì rải truyền đơn chống Trung Quốc và phản đối sự cai trị ‘tham nhũng’, ‘độc tài’ của đảng cộng sản Việt Nam.

Cáo trạng nói Uy đăng tải thông tin lên Facebook nói xấu nhà nước và chỉ trích lãnh đạo, vi phạm điều 258 có mức hình phạt lên tới 3 năm tù.

Theo Human Rights Watch, phiên xử Đinh Nhật Uy là vụ mới nhất trong chiến dịch xử án các nhà hoạt động chính trị và bất đồng chính kiến trong năm nay với ít nhất 61 người bị kết án và đi tù, tăng đáng kể so với khoảng 40 trường hợp của năm ngoái.

Phiên xử Uy là một phần trong chiến dịch đàn áp tiếp diễn của Hà Nội nhắm vào những người chỉ trích nhà nước. Chính phủ Việt Nam nên chấm dứt các hành động tùy tiện vi phạm quyền tự do căn bản của con người trong đó có quyền tự do bày tỏ ý kiến.
Ông Phil Robertson, HRW.
Giới hoạt động trong nước coi vụ xử Đinh Nhật Uy về điều 258 là một nỗ lực của chính phủ tìm cách tăng cường trấn áp quyền tự do ngôn luận của công dân, bóp nghẹt mọi tiếng bất đồng.

Nhà báo tự do Trương Minh Đức, một trong những người từng bị tù vì điều 258 hồi năm 2007, cho rằng điều luật này nguy hiểm hơn rất nhiều so với các điều 79 hay 88 mà trước đây nhà nước từng áp dụng đối với những người bất đồng chính kiến.

Ký giả Trương Minh Đức:

“Điều 258 là cái đuôi của điều 79 và 88 và áp dụng điều 258, họ sẽ có thể bắt bớ rộng hơn. Sự bắt giữ của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam dựa vào những yếu tố vu vơ, với phạm vi buộc tội rất rộng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Ở một nước dân chủ, dân có quyền phê phán các giới chức lãnh đạo, nhà cầm quyền, kể cả Tổng thống. Còn ở Việt Nam, với điều 258, bất cứ ai họ cũng có thể buộc tội được. Đây là một điều luật vi phạm hiến chương Liên hiệp quốc, Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. Điều 258 dẫm đạp lên điều 18, 19 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền.”

Nhận xét 2013 là một năm đầy nguy hiểm đối với giới hoạt động nhân quyền Việt Nam, Phó Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á thuộc Human Rights Watch kêu gọi quốc tế phải tăng cường hành động cho Việt Nam thấy rằng như thế đã quá đủ và Hà Nội cần phải chấm dứt đàn áp.
please wait

No media source currently available

0:00 0:05:13 0:00
Tải xuống
Ông Robertson nói chính phủ các quốc gia nên công khai yêu cầu Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho Đinh Nhật Uy và các tù nhân khác ở Việt Nam bị tù vì đã thực thi quyền tự do đã được quốc tế công nhận, bằng không, Hà Nội sẽ gặp khó khăn trong quá trình tranh cử vào Hội đồng Nhân quyền của Liên hiệp quốc.

Trong tài liệu vận động tranh cử vào Hội đồng, Việt Nam tuyên bố nhân quyền trong nước được tôn trọng và đảm bảo ngày càng toàn diện và hữu hiệu hơn, đặc biệt là quyền tự do phát biểu ý kiến qua internet được tăng cường. Hà Nội cũng cam kết thực thi các chính sách, biện pháp nhằm đảm bảo tốt hơn tất cả các quyền con người phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế được công nhận.

Tuy nhiên, Human Rights Watch nói số vụ đàn áp gia tăng là bằng chứng cho thấy chính quyền Việt Nam vẫn đang cố dập tắt những bất mãn của xã hội dân sự đối với chế độ cai trị độc đảng, tiếp tục đe dọa những người chỉ trích nạn tham nhũng, cưỡng chế đất đai, tình trạng bất bình đẳng nghiêm trọng về kinh tế-xã hội, các vấn đề kinh tế, hay những luật lệ vi phạm nhân quyền của Hà Nội.

Vẫn theo Human Rights Watch, một trong những biểu hiện bất mãn ngày càng lớn trong xã hội Việt Nam là sự hình thành Mạng lưới Blogger đấu tranh đòi hủy bỏ điều 258 đang được Hà Nội dùng để giam cầm 3 blogger Đinh Nhật Uy, Phạm Viết Đào, và Trương Duy Nhất. Mạng lưới này đang mang Tuyên bố phản đối điều 258 ra thế giới vận động, nhờ quốc tế áp lực Việt Nam phải dỡ bỏ.

Truyền hình vệ tinh VOA Asia 26/10/2013
please wait

No media source currently available

0:00 0:14:30 0:00

VOA Express

XS
SM
MD
LG