Các nhà lãnh đạo Đông Nam Á bắt đầu các cuộc thảo luận xoay quanh các vụ tranh chấp lãnh thổ, một tuyên bố về nhân quyền, và vấn đề hợp tác kinh tế cũng như tình trạng bất ổn sắc tộc gây tử vong tại Miến Điện.
Hội nghị thượng đỉnh thường niên của Hiệp Hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã khai mạc hôm chủ nhật tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia, giữa lúc các nhà lãnh đạo của khối ASEAN- gồm 10 nước, dự kiến sẽ đưa ra một mặt trận thống nhất chống các tuyên bố của Trung Quốc đòi chủ quyền lãnh thổ ở Biển Nam Trung Hoa, tức Biển Đông.
Bắc Kinh đòi chủ quyền hầu hết toàn bộ khu vực phong phú tài nguyên này, chống những tuyên bố đòi chủ quyền của Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.
Cũng trong cùng ngày chủ nhật, giới lãnh đạo ASEAN đã thông qua một tuyên bố không có tính ràng buộc mà theo họ, bảo đảm sẽ bảo vệ nhân quyền cho dân chúng toàn khu vực.
Tuy nhiên, các tổ chức bênh vực nhân quyền chỉ trích rằng tuyên bố này vẫn còn nhiều kẽ hở, cho phép các chính quyền độc tài như Việt Nam và Lào, né tránh thỏa thuận này.
Một vấn đề cũng được đặt vào hạng ưu tiên cao trong chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh ASEAN, là tình trạng bạo động đẫm máu giữa các tín đồ Phật giáo và Hồi giáo Rohingya tại bang Rakhine của Miến Điện, đã buộc hơn 22.000 người rời bỏ nhà cửa để đi lánh nạn kể từ tháng Sáu năm nay.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama sẽ gặp một số nhà lãnh đạo ASEAN ở Campuchia vào ngày thứ Hai và thứ Ba.
Dự kiến nhà lãnh đạo Mỹ sẽ nêu lên những mối quan tâm về vấn đề nhân quyền đã kéo dài bấy lâu. Tổng thống Obama sẽ hối thúc Thủ tướng Campuchia Hun Sen hãy tổ chức các cuộc bầu cử tự do và công bằng và chấm dứt các vụ tịch thu đất đai.
Hội nghị thượng đỉnh thường niên của Hiệp Hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã khai mạc hôm chủ nhật tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia, giữa lúc các nhà lãnh đạo của khối ASEAN- gồm 10 nước, dự kiến sẽ đưa ra một mặt trận thống nhất chống các tuyên bố của Trung Quốc đòi chủ quyền lãnh thổ ở Biển Nam Trung Hoa, tức Biển Đông.
Bắc Kinh đòi chủ quyền hầu hết toàn bộ khu vực phong phú tài nguyên này, chống những tuyên bố đòi chủ quyền của Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.
Cũng trong cùng ngày chủ nhật, giới lãnh đạo ASEAN đã thông qua một tuyên bố không có tính ràng buộc mà theo họ, bảo đảm sẽ bảo vệ nhân quyền cho dân chúng toàn khu vực.
Tuy nhiên, các tổ chức bênh vực nhân quyền chỉ trích rằng tuyên bố này vẫn còn nhiều kẽ hở, cho phép các chính quyền độc tài như Việt Nam và Lào, né tránh thỏa thuận này.
Một vấn đề cũng được đặt vào hạng ưu tiên cao trong chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh ASEAN, là tình trạng bạo động đẫm máu giữa các tín đồ Phật giáo và Hồi giáo Rohingya tại bang Rakhine của Miến Điện, đã buộc hơn 22.000 người rời bỏ nhà cửa để đi lánh nạn kể từ tháng Sáu năm nay.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama sẽ gặp một số nhà lãnh đạo ASEAN ở Campuchia vào ngày thứ Hai và thứ Ba.
Dự kiến nhà lãnh đạo Mỹ sẽ nêu lên những mối quan tâm về vấn đề nhân quyền đã kéo dài bấy lâu. Tổng thống Obama sẽ hối thúc Thủ tướng Campuchia Hun Sen hãy tổ chức các cuộc bầu cử tự do và công bằng và chấm dứt các vụ tịch thu đất đai.