Một nhóm các học giả ở Trung Quốc đang kêu gọi loại bỏ các từ tiếng Anh khỏi một quyển từ điển tiếng Hoa được đánh giá cao, cho rằng sự hiện diện của chúng làm tổn hại đến sự trong sáng của tiếng Hoa.
Tân Hoa Xã của Trung Quốc đưa tin rằng các học giả đã ký vào một bản kiến nghị, lập luận rằng phiên bản mới nhất của quyển Từ điển Tiếng Hoa Hiện đại vi phạm luật pháp Trung Quốc khi đưa vào 239 từ và từ viết tắt tiếng Anh.
Một phóng viên ký thỉnh nguyện thư nói với Tân Hoa Xã rằng nếu người Trung Quốc tiếp tục sử dụng các từ tiếng Anh viết tắt như ‘ATM’ hoặc ‘GDP’, thì rốt cuộc họ sẽ nói ‘một thứ hỗn hợp kỳ lạ gồm tiếng Hoa và tiếng Anh’, được một số người biết tới là ‘Chinglish’.
Biên tập viên của từ điển trả lời tờ Nhật Báo Thượng Hải rằng bà không muốn thay thế các từ tiếng Hoa, mà chỉ tìm cách giúp cho người dân hiểu các cụm từ tiếng Anh đang được sử dụng phổ biến ở Trung Quốc một cách dễ dàng hơn.
Đây không phải là lần đầu tiên quyển từ điển vừa kể đưa các cụm từ tiếng Anh vào. Trong phiên bản trước, từ điển tiếng Hoa hiện đại đã định nghĩa hơn 120 từ tiếng Anh. Tin cho hay, một phiên bản trước đó, phát hành năm 1996, có 39 thuật ngữ kiểu như vậy.
Tuy nhiên, thỉnh nguyện thư hy vọng sẽ chấm dứt xu hướng đó. Tin cho hay, đơn kiến nghị đã được nộp lên cơ quan quản lý xuất bản chính thức của Trung Quốc, lập luận rằng việc đưa thêm các cụm từ tiếng Anh vào các từ điển tiếng Hoa vi phạm Luật nhà nước về tiêu chuẩn nói và viết tiếng Hoa.
Trong quá khứ, giới hữu trách Trung Quốc từng trấn áp tình trạng sử dụng các cụm từ nước ngoài trên các tờ báo, truyền hình, và các trang web tiếng Hoa. Năm 2010, cơ quan quản lý truyền thông của Bắc Kinh đã ra lệnh cho các phương tiện truyền thông phải dịch các cụm từ tiếng Anh sang tiếng Hoa.
Điều này thường dẫn đến việc diễn giải các từ tương đương trong tiếng Hoa mà nhiều người cho rằng dài dòng một cách không cần thiết. Đáng chú ý nhất, những người dẫn chương trình tại Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc được yêu phải dịch toàn bộ cụm từ ‘Hiệp hội Bóng rổ Quốc gia Mỹ’ sang tiếng Hoa, thay vì sử dụng chữ viết tắt là ‘NBA’.
Tân Hoa Xã của Trung Quốc đưa tin rằng các học giả đã ký vào một bản kiến nghị, lập luận rằng phiên bản mới nhất của quyển Từ điển Tiếng Hoa Hiện đại vi phạm luật pháp Trung Quốc khi đưa vào 239 từ và từ viết tắt tiếng Anh.
Một phóng viên ký thỉnh nguyện thư nói với Tân Hoa Xã rằng nếu người Trung Quốc tiếp tục sử dụng các từ tiếng Anh viết tắt như ‘ATM’ hoặc ‘GDP’, thì rốt cuộc họ sẽ nói ‘một thứ hỗn hợp kỳ lạ gồm tiếng Hoa và tiếng Anh’, được một số người biết tới là ‘Chinglish’.
Biên tập viên của từ điển trả lời tờ Nhật Báo Thượng Hải rằng bà không muốn thay thế các từ tiếng Hoa, mà chỉ tìm cách giúp cho người dân hiểu các cụm từ tiếng Anh đang được sử dụng phổ biến ở Trung Quốc một cách dễ dàng hơn.
Đây không phải là lần đầu tiên quyển từ điển vừa kể đưa các cụm từ tiếng Anh vào. Trong phiên bản trước, từ điển tiếng Hoa hiện đại đã định nghĩa hơn 120 từ tiếng Anh. Tin cho hay, một phiên bản trước đó, phát hành năm 1996, có 39 thuật ngữ kiểu như vậy.
Tuy nhiên, thỉnh nguyện thư hy vọng sẽ chấm dứt xu hướng đó. Tin cho hay, đơn kiến nghị đã được nộp lên cơ quan quản lý xuất bản chính thức của Trung Quốc, lập luận rằng việc đưa thêm các cụm từ tiếng Anh vào các từ điển tiếng Hoa vi phạm Luật nhà nước về tiêu chuẩn nói và viết tiếng Hoa.
Trong quá khứ, giới hữu trách Trung Quốc từng trấn áp tình trạng sử dụng các cụm từ nước ngoài trên các tờ báo, truyền hình, và các trang web tiếng Hoa. Năm 2010, cơ quan quản lý truyền thông của Bắc Kinh đã ra lệnh cho các phương tiện truyền thông phải dịch các cụm từ tiếng Anh sang tiếng Hoa.
Điều này thường dẫn đến việc diễn giải các từ tương đương trong tiếng Hoa mà nhiều người cho rằng dài dòng một cách không cần thiết. Đáng chú ý nhất, những người dẫn chương trình tại Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc được yêu phải dịch toàn bộ cụm từ ‘Hiệp hội Bóng rổ Quốc gia Mỹ’ sang tiếng Hoa, thay vì sử dụng chữ viết tắt là ‘NBA’.