Đại biểu của trên 60 quốc gia xếp hàng tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York để ký hiệp định quốc tế đầu tiên điều hợp việc bán võ khí quy ước toàn cầu trị giá 70 tỉ đôla.
Argentina là quốc gia đầu tiên ký hiệp định bán võ khí được Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc chấp thuận hồi tháng Tư. Iran, Syria, và Bắc Triều Tiên là những nước bỏ phiếu chống hiệp định này.
Nhưng Hoa Kỳ không nằm trong các nước ký hiệp định hôm thứ Hai.
Một tuyên bố của Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry nói rằng Hoa Kỳ, nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu võ khí, sẽ ký ngay khi nào các văn kiện dịch thuật chính thức của hiệp định được hoàn tất.
Tuyên bố vừa kể nói hiệp định này là “một đóng góp quan trọng cho những nỗ lực ngăn chặn việc buôn bán trái phép các võ khí quy ước dẫn đến các vụ xung đột, tạo sức mạnh cho các phần tử cực đoan bạo động, và góp phần vào các vi phạm nhân quyền.”
Hiệp hội Bênh vực Sử dụng Súng Toàn Quốc Hoa Kỳ, một tổ chức vận động hành lang, phản đối hiệp định và tỏ quyết tâm tranh đấu chống phê chuẩn hiệp định này tại Thượng Viện khi dự luật tới Washington.
Hiệp định của Liên Hiệp Quốc quy định những tiêu chuẩn cho việc chuyển qua biên giới các võ khí quy ước, từ các võ khí nhỏ tới xe tăng và máy bay trực thăng tấn công.
Hiệp định này cũng sẽ tạo ra những đòi hỏi có hiệu lực ràng buộc pháp lý cho các quốc gia để duyệt xét các hợp đồng chuyển võ khí qua biên giới hầu bảo đảm rằng võ khí sẽ không được sử dụng trong những hành vi vi phạm nhân quyền, khủng bố, vi phạm luật nhân đạo, hay các băng đảng tội phạm có tổ chức.
Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và 20 quốc gia khác đã bỏ phiếu trắng trong cuộc bỏ phiếu hôm mùng 2 tháng Tư. Nhiều quốc gia bỏ phiếu trắng đã chỉ trích hiệp định này là phân biệt đối xử.
Các nhà ngoại giao Liên Hiệp Quốc nói rằng tính cách hữu hiệu của hiệp định này có thể bị giới hạn nếu các nước xuất khẩu và nhập khẩu võ khí quan trọng không ký hiệp định đó.
Hiệp định này sẽ tự động có hiệu lực 90 ngày sau khi có 50 quốc gia phê chuẩn.
Argentina là quốc gia đầu tiên ký hiệp định bán võ khí được Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc chấp thuận hồi tháng Tư. Iran, Syria, và Bắc Triều Tiên là những nước bỏ phiếu chống hiệp định này.
Nhưng Hoa Kỳ không nằm trong các nước ký hiệp định hôm thứ Hai.
Một tuyên bố của Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry nói rằng Hoa Kỳ, nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu võ khí, sẽ ký ngay khi nào các văn kiện dịch thuật chính thức của hiệp định được hoàn tất.
Tuyên bố vừa kể nói hiệp định này là “một đóng góp quan trọng cho những nỗ lực ngăn chặn việc buôn bán trái phép các võ khí quy ước dẫn đến các vụ xung đột, tạo sức mạnh cho các phần tử cực đoan bạo động, và góp phần vào các vi phạm nhân quyền.”
Hiệp hội Bênh vực Sử dụng Súng Toàn Quốc Hoa Kỳ, một tổ chức vận động hành lang, phản đối hiệp định và tỏ quyết tâm tranh đấu chống phê chuẩn hiệp định này tại Thượng Viện khi dự luật tới Washington.
Hiệp định của Liên Hiệp Quốc quy định những tiêu chuẩn cho việc chuyển qua biên giới các võ khí quy ước, từ các võ khí nhỏ tới xe tăng và máy bay trực thăng tấn công.
Hiệp định này cũng sẽ tạo ra những đòi hỏi có hiệu lực ràng buộc pháp lý cho các quốc gia để duyệt xét các hợp đồng chuyển võ khí qua biên giới hầu bảo đảm rằng võ khí sẽ không được sử dụng trong những hành vi vi phạm nhân quyền, khủng bố, vi phạm luật nhân đạo, hay các băng đảng tội phạm có tổ chức.
Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và 20 quốc gia khác đã bỏ phiếu trắng trong cuộc bỏ phiếu hôm mùng 2 tháng Tư. Nhiều quốc gia bỏ phiếu trắng đã chỉ trích hiệp định này là phân biệt đối xử.
Các nhà ngoại giao Liên Hiệp Quốc nói rằng tính cách hữu hiệu của hiệp định này có thể bị giới hạn nếu các nước xuất khẩu và nhập khẩu võ khí quan trọng không ký hiệp định đó.
Hiệp định này sẽ tự động có hiệu lực 90 ngày sau khi có 50 quốc gia phê chuẩn.