Trong một loạt bài trước hồi tháng 10 năm ngoái, tôi đã viết về vấn đề người đẹp và bằng giả. Tám tháng sau, tức là vào lúc này, tôi lại muốn viết một loạt bài nữa về người đẹp, nhưng không liên quan đến bằng giả mà liên quan đến một thứ gọi là hoạt động kinh tế dựa trên quan hệ thân xác. Nói ngắn lại là về mại dâm – thứ nghề được coi là cổ xưa nhất trên thế giới.
Lý do khiến tôi viết về vấn đề này là vì hai lẽ:
Thứ nhất, có một nhánh khá năng động của kinh tế học hiện đại đang nghiên cứu về các vấn đề của xã hội, trong đó có cả các lĩnh vực như việc ăn cắp bản quyền (IP piracy), thị trường các chất gây nghiện (ma túy, trò chơi điện tử…), và dĩ nhiên là cả mại dâm nữa.
Thứ hai, trong vài tháng trở lại đây, câu chuyện về mại dâm, đặc biệt là mại dâm trong giới người mẫu, diễn viên, hoa hậu ở Việt Nam trở thành một chủ đề nóng của báo chí và truyền thông tiếng Việt trong và ngoài nước.
Vì sao xã hội Việt Nam bỗng dưng quan tâm đến mại dâm?
Không khó hiểu tại sao công chúng ở Việt Nam quan tâm tới chủ đề này. Thu nhập bình quân của giới người mẫu, diễn viên, ca sĩ ở Việt Nam nói chung là thấp, trừ nhóm các nghệ sĩ thuộc nhóm hàng đầu như người mẫu thuộc hàng Vedette hay ca sĩ thuộc nhóm Diva…Trong khi đó, biểu hiện bên ngoài của nhóm này luôn thể hiện cho xã hội thấy họ có thu nhập cao. Thí dụ, thường xuyên sử dụng hàng hiệu cao cấp và luôn thay đổi, đi lại bằng các phương tiện đắt tiền, tiệc tùng ở những nơi sang trọng…
Quan sát bề ngoài này dễ dẫn tới một nghịch lý cần giải thích – thu nhập của nhóm người này không đủ, thậm chí rất thấp so với chi tiêu của họ. Điều đó có nghĩa thu nhập của họ phải đến từ một nguồn khác. Vấn đề là nguồn nào?
Công bằng mà nói, những người đẹp này không nhất thiết cần thu nhập cao để có những biểu hiện bề ngoài giống như có thu nhập cao. Việc chụp hình với các bộ đồ đắt tiền có thể đơn giản chỉ là các bộ đồ thời trang do các hãng thời trang cho mượn để quảng bá thương hiệu. Điều này cũng tương tự như việc xuất hiện ở các bữa tiệc lớn với các bộ đồ đắt tiền – có thể, và phần nhiều là, các bộ đồ được các hãng thời trang tài trợ. Việc tiệc tùng ở các nơi sang trọng cũng vậy, những người đẹp này thường không phải là những người phải bỏ tiền ra vì họ luôn được đóng vai trò khách mời. Những người am hiểu về hoạt động nghệ thuật thường có câu “nhìn như vậy mà không phải vậy” – ám chỉ đến việc bề ngoài đắt tiền và thời thượng không có nghĩa là những người đẹp này giàu có.
Tuy nhiên, cũng có một số, nếu không muốn nói là tương đối nhiều, những người đẹp hoạt động trong giới nghệ thuật thực sự trở nên giàu có một cách đáng ngạc nhiên trong một thời gian ngắn. Nhiều người mua được nhà đẹp và sở hữu xe hơi đắt tiền mà không phải được thừa hưởng từ gia đình. Đó là cơ sở đủ thuyết phục để công chúng quan tâm đến cái gọi là đổi tình lấy tiền trong giới người đẹp.
Chính vì thế mà trong thời gian gần đây, sau khi một số scandals liên quan đến họat động mại dâm của một số người đẹp có tiếng bị phanh phui, người ta có đủ lý do đề thở phào một câu – à hóa ra là thế. Những nghi vấn từ trước tới nay giờ đã được chứng minh!
Vì sao kinh tế học quan tâm đến vấn đề mại dâm?
Nữ giáo sư Lena Edlund (đại học Columbia) và Evelyn Korn (đại học Eberhard-Karls-Universita¨t Tu¨bingen) là những nhà kinh tế đầu tiên nghiên cứu về mại dâm. Công trình của hai bà “Một lý thuyết về mại dâm” (a Theory of Prostitution) được đăng tải trên tạp chí nghiên cứu kinh tế danh giá nhất của thế giới – Journal of Political Economy – năm 2002. Theo cách giải thích của hai bà:
“Mại dâm là một ngành công nghiệp nhiều tỷ USD và là công việc thường xuyên của hàng triệu phụ nữ khắp nơi trên thế giới. Một khảo cứu gần đây của Văn phòng Lao động Quốc tế cho thấy ở Indonesia, Malaysia, the Philippines, and Thailand, có tới 0.25% đến 1.5% phụ nữ tham gia vào hoạt động mại dâm và nghề này đóng góp từ 2% đến 14% tổng thu nhập nội địa (GDP).”
Số liệu mà Edlund và Korn dẫn ra đáng để suy nghĩ. Với 1.5% phụ nữ tham gia hoạt động mãi dâm, và với khoảng 50% phụ nữ trong độ tuổi có thể bán dâm được (từ khoảng 18 tuổi đến 40 tuổi), tỷ lệ này thực sự là 3%. Nếu tính luôn đến thực trạng là phần lớn phụ nữ làm trong ngành công nghiệp này rất trẻ, từ 18 đến 30 tuổi, thì tỷ lệ phụ nữ tham gia mại dâm trong độ tuổi từ 18 đến 30 ở một số nước mà Edlund và Korn dẫn ra vượt xa con số 3% - có thể lên tới 6% hoặc hơn. Điều đó là rất shock vì cứ 100 người phụ nữ trong độ tuổi 18 đến 30 mà chúng ta gặp ngoài đường ở Đông Nam Á thì có thể có tới 6 người hoặc hơn làm việc trong ngành công nghiệp đổi tình lấy tiền.
Con số 14% GDP cũng shock không kém. Ít có ngành công nghiệp nào có vị trí quan trọng như vậy trong tổng thu nhập nội địa. Nó chắc chắn là một trong vài ngành dịch vụ quan trọng nhất của nền kinh tế trong các nước mà Edlund và Korn dẫn ra.
Kinh tế học nghiên cứu về tất cả các ngành kinh tế. Và vì thế, một ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động và góp phần quan trọng như vậy trong GDP một số nước đương nhiên phải là đối tượng nghiên cứu của kinh tế học. Theo cách nói của nhà kinh tế học danh tiếng Steven D. Levitt – đồng tác giả của hai cuốn sách Freakonomics – hai cuốn sách thuộc nhóm bán chạy nhất thế giới – trong công trình nghiên cứu mang tên “nghiên cứu định lượng về gái bán dâm đường phố” (An Empirical Analysis of Street-Level Prostitution) thì “không giống như phần lớn các loại tội phạm khác, mại dâm dựa trên thị trường, và vì thế nó thu hút sự chú ý đặc biệt của các nhà nghiên cứu kinh tế”.
Sự chú ý đặc biệt của các nhà kinh tế, tôi phải nói rõ lại thêm lần nữa, là về mặt trí tuệ. Nó hoàn toàn không có nghĩa các nhà nghiên cứu kinh tế chú ý đặc biệt tới ngành này vì khía cạnh dịch vụ của nó.
Nếu vậy kinh tế học nghiên cứu gì về mại dâm? (còn tiếp)
* Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Lý do khiến tôi viết về vấn đề này là vì hai lẽ:
Thứ nhất, có một nhánh khá năng động của kinh tế học hiện đại đang nghiên cứu về các vấn đề của xã hội, trong đó có cả các lĩnh vực như việc ăn cắp bản quyền (IP piracy), thị trường các chất gây nghiện (ma túy, trò chơi điện tử…), và dĩ nhiên là cả mại dâm nữa.
Thứ hai, trong vài tháng trở lại đây, câu chuyện về mại dâm, đặc biệt là mại dâm trong giới người mẫu, diễn viên, hoa hậu ở Việt Nam trở thành một chủ đề nóng của báo chí và truyền thông tiếng Việt trong và ngoài nước.
Vì sao xã hội Việt Nam bỗng dưng quan tâm đến mại dâm?
Không khó hiểu tại sao công chúng ở Việt Nam quan tâm tới chủ đề này. Thu nhập bình quân của giới người mẫu, diễn viên, ca sĩ ở Việt Nam nói chung là thấp, trừ nhóm các nghệ sĩ thuộc nhóm hàng đầu như người mẫu thuộc hàng Vedette hay ca sĩ thuộc nhóm Diva…Trong khi đó, biểu hiện bên ngoài của nhóm này luôn thể hiện cho xã hội thấy họ có thu nhập cao. Thí dụ, thường xuyên sử dụng hàng hiệu cao cấp và luôn thay đổi, đi lại bằng các phương tiện đắt tiền, tiệc tùng ở những nơi sang trọng…
Quan sát bề ngoài này dễ dẫn tới một nghịch lý cần giải thích – thu nhập của nhóm người này không đủ, thậm chí rất thấp so với chi tiêu của họ. Điều đó có nghĩa thu nhập của họ phải đến từ một nguồn khác. Vấn đề là nguồn nào?
Công bằng mà nói, những người đẹp này không nhất thiết cần thu nhập cao để có những biểu hiện bề ngoài giống như có thu nhập cao. Việc chụp hình với các bộ đồ đắt tiền có thể đơn giản chỉ là các bộ đồ thời trang do các hãng thời trang cho mượn để quảng bá thương hiệu. Điều này cũng tương tự như việc xuất hiện ở các bữa tiệc lớn với các bộ đồ đắt tiền – có thể, và phần nhiều là, các bộ đồ được các hãng thời trang tài trợ. Việc tiệc tùng ở các nơi sang trọng cũng vậy, những người đẹp này thường không phải là những người phải bỏ tiền ra vì họ luôn được đóng vai trò khách mời. Những người am hiểu về hoạt động nghệ thuật thường có câu “nhìn như vậy mà không phải vậy” – ám chỉ đến việc bề ngoài đắt tiền và thời thượng không có nghĩa là những người đẹp này giàu có.
Tuy nhiên, cũng có một số, nếu không muốn nói là tương đối nhiều, những người đẹp hoạt động trong giới nghệ thuật thực sự trở nên giàu có một cách đáng ngạc nhiên trong một thời gian ngắn. Nhiều người mua được nhà đẹp và sở hữu xe hơi đắt tiền mà không phải được thừa hưởng từ gia đình. Đó là cơ sở đủ thuyết phục để công chúng quan tâm đến cái gọi là đổi tình lấy tiền trong giới người đẹp.
Chính vì thế mà trong thời gian gần đây, sau khi một số scandals liên quan đến họat động mại dâm của một số người đẹp có tiếng bị phanh phui, người ta có đủ lý do đề thở phào một câu – à hóa ra là thế. Những nghi vấn từ trước tới nay giờ đã được chứng minh!
Vì sao kinh tế học quan tâm đến vấn đề mại dâm?
Nữ giáo sư Lena Edlund (đại học Columbia) và Evelyn Korn (đại học Eberhard-Karls-Universita¨t Tu¨bingen) là những nhà kinh tế đầu tiên nghiên cứu về mại dâm. Công trình của hai bà “Một lý thuyết về mại dâm” (a Theory of Prostitution) được đăng tải trên tạp chí nghiên cứu kinh tế danh giá nhất của thế giới – Journal of Political Economy – năm 2002. Theo cách giải thích của hai bà:
“Mại dâm là một ngành công nghiệp nhiều tỷ USD và là công việc thường xuyên của hàng triệu phụ nữ khắp nơi trên thế giới. Một khảo cứu gần đây của Văn phòng Lao động Quốc tế cho thấy ở Indonesia, Malaysia, the Philippines, and Thailand, có tới 0.25% đến 1.5% phụ nữ tham gia vào hoạt động mại dâm và nghề này đóng góp từ 2% đến 14% tổng thu nhập nội địa (GDP).”
Số liệu mà Edlund và Korn dẫn ra đáng để suy nghĩ. Với 1.5% phụ nữ tham gia hoạt động mãi dâm, và với khoảng 50% phụ nữ trong độ tuổi có thể bán dâm được (từ khoảng 18 tuổi đến 40 tuổi), tỷ lệ này thực sự là 3%. Nếu tính luôn đến thực trạng là phần lớn phụ nữ làm trong ngành công nghiệp này rất trẻ, từ 18 đến 30 tuổi, thì tỷ lệ phụ nữ tham gia mại dâm trong độ tuổi từ 18 đến 30 ở một số nước mà Edlund và Korn dẫn ra vượt xa con số 3% - có thể lên tới 6% hoặc hơn. Điều đó là rất shock vì cứ 100 người phụ nữ trong độ tuổi 18 đến 30 mà chúng ta gặp ngoài đường ở Đông Nam Á thì có thể có tới 6 người hoặc hơn làm việc trong ngành công nghiệp đổi tình lấy tiền.
Con số 14% GDP cũng shock không kém. Ít có ngành công nghiệp nào có vị trí quan trọng như vậy trong tổng thu nhập nội địa. Nó chắc chắn là một trong vài ngành dịch vụ quan trọng nhất của nền kinh tế trong các nước mà Edlund và Korn dẫn ra.
Kinh tế học nghiên cứu về tất cả các ngành kinh tế. Và vì thế, một ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động và góp phần quan trọng như vậy trong GDP một số nước đương nhiên phải là đối tượng nghiên cứu của kinh tế học. Theo cách nói của nhà kinh tế học danh tiếng Steven D. Levitt – đồng tác giả của hai cuốn sách Freakonomics – hai cuốn sách thuộc nhóm bán chạy nhất thế giới – trong công trình nghiên cứu mang tên “nghiên cứu định lượng về gái bán dâm đường phố” (An Empirical Analysis of Street-Level Prostitution) thì “không giống như phần lớn các loại tội phạm khác, mại dâm dựa trên thị trường, và vì thế nó thu hút sự chú ý đặc biệt của các nhà nghiên cứu kinh tế”.
Sự chú ý đặc biệt của các nhà kinh tế, tôi phải nói rõ lại thêm lần nữa, là về mặt trí tuệ. Nó hoàn toàn không có nghĩa các nhà nghiên cứu kinh tế chú ý đặc biệt tới ngành này vì khía cạnh dịch vụ của nó.
Nếu vậy kinh tế học nghiên cứu gì về mại dâm? (còn tiếp)
* Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.