Đường dẫn truy cập

Gạo Thái Lan xuất sang Tây Phi bị giảm vì dịch Ebola


Cư dân phẩm tặng của Hoa Kỳ tại khu vực West Point đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi virus Ebola tại Monrovia, Liberia, 26 tháng 8 năm 2014.
Cư dân phẩm tặng của Hoa Kỳ tại khu vực West Point đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi virus Ebola tại Monrovia, Liberia, 26 tháng 8 năm 2014.

Dịch Ebola ở Châu Phi bắt đầu tác động lên nông nghiệp và việc vận chuyển hàng ở tận nơi xa xôi như Châu Á. Thông tín viên VOA Steve Herman ở Bangkok cho biết ngành lúa gạo của Thái Lan là một trong những ngành đầu tiên gánh chịu tác động nghiêm trọng của vụ này.

Châu Phi là thị trường chính của gạo Thái Lan, nhưng ngành công nghiệp này đang gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu.

Các nhà xuất khẩu ở Bangkok cho biết Châu Phi tiêu thụ 9 triệu tấn gạo mỗi năm và 2/3 số đó là nhập khẩu. Nhưng hiện nay họ không thể vận chuyển nhiều gạo đến các cảng của Tây Phi.

Theo ông Vichai Sriprasert, chủ tịch danh dự của Hiệp hội xuất khẩu gạo Thái Lan, các công ty tàu chở hàng không thể tìm được thủy thủ đoàn để điều hành các tàu của họ vì nỗi sợ hãi có thể nhiễm virus chết người Ebola.

“Thương nhân ở Tây Phi đang cố dự trữ để đáp ứng yêu cầu bán hàng trong suốt mùa Giáng Sinh. Bây giờ họ phải mua vào để có thể có đủ hàng dự trữ. Nhưng nếu chúng tôi không thể tìm đủ tàu để đến đó thì điều này sẽ phương hại cho toàn bộ tình hình thương mại”.

Từ đầu năm tới nay, Thái Lan đã bán hơn 3,3 triệu tấn gạo đến Châu Phi, tốc độ vượt xa tổng số lượng gạo bán đi cho cả năm ngoái là 3,75 triệu tấn. Những điểm đến hàng đầu về số lượng là các nước Benin, Bờ Biển Ngà, South Africa, Cameroon, Mozambique và Nigeria.

Việc không thể nhanh chóng chuyển gạo đi trong mùa cao điểm sẽ tạo ra một nút thắt cổ chai với các kho dự trữ đã đầy ắp của các nhà xuất khẩu. Ông Vichai cho biết điều đó đang tạo ra một phản ứng dây chuyền ngược, tạo ra khó khăn cho người nông dân.

“Chúng tôi không thể đem gạo ra khỏi kho và cũng không thể mua gạo của các nhà máy xay. Các kho của nhà máy xay cũng đã đầy ắp. Nếu họ không thể bán cho các nhà xuất khẩu họ cũng không thể mua của nông dân. Giá gạo của nông dân cũng rớt xuống vì không có nhiều người có đủ khả năng mua. Không có chỗ nào để chứa gạo dự trữ”.

Nhu cầu về gạo Châu Á thậm chí có thể nhiều hơn vào các tuần lễ và các tháng trước khi dịch Ebola trở nên xấu đi trước lúc được cải thiện.

Tổ chức Lương Nông của Liên Hiệp Quốc cảnh báo lương thực trở nên đắt đỏ hơn ở các quốc gia bị ảnh hưởng của dịch Ebola. FAO cho biết một số nông dân Châu Phi không thể ra đồng và lương thực nhập khẩu bằng tàu và đường hàng không bây giờ gần như không đến được như thường lệ.

Ông Vijay Satia, cựu chủ tịch của Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo của cả Ấn Độ, cho biết ông tin là lương thực của châu Á vẫn có thể đến được Châu Phi nhưng với chi phí cao hơn.

“Người ta sẽ chở hàng tới những hải cảng khác, những nơi mà tình hình ít khó khăn hơn. Có thể họ sẽ vận chuyển hàng bằng đường bộ hoặc đường xe lửa. Do đó giá thành của lúa gạo đối với người tiêu dùng có thể tăng lên và giá của các nhà xuất khẩu có thể giảm bớt.

Các nhà phân tích ngành vận tải cho biết vấn đề thuyền viên không chịu tới các cảng ở chưa nghiêm trọng cho lắm, mặc dù một số hải cảng đả xảy ra tình trạng sút giảm số lượng tàu bè cập bến.

Nhưng các nhà phân tích nói rằng các công ty tàu chở hàng đang lo ngại là nếu tàu của họ cập vào những nước có dịch Ebola thì những nước kế tiếp trên chuyến đi của họ có thể không cho tàu của họ cập vào.

Các nhà phân tích cũng cho biết họ chưa thấy có sự gián đoạn nghiêm trọng nào đối với việc vận chuyển những mặt hàng xuất khẩu chính của như bauxit, nhôm và quặng sắt.

Tuy nhiên một tờ báo chuyên về vận tải đường biển ở Nigeria cho biết các công ty tàu Châu Âu đã tăng giá cước và thu lệ phí phụ trội đối với những chuyến tàu cập vào các nước Tây Phi đang bị dịch Ebola hoành hành.

Tổ chức Y tế Thế giới cho hay Ebola đã giết chết hơn 1.500 người ở Guinea, Liberia, Sierra Leone và Nigeria.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG