Các giới chức tài chánh cao cấp của 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới đồng ý với những nỗ lực của Nhật Bản nhằm kích thích nền kinh tế đang trì trệ của nước này.
Các Bộ trưởng Tài chánh khối G20 và Thống đốc các Ngân hàng Trung ương đang tụ tập tại Washington để tham dự những cuộc họp quan trọng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới. Đây là lần đầu tiên có sự gặp gỡ như vậy kể từ khi Tokyo đưa ra các biện pháp kích thích của Nhật Bản.
Các biện pháp này gia tăng chi tiêu của chính phủ trong những công trình công cộng, trợ giúp các doanh nghiệp nhỏ và những dự án khác. Động thái này gây nên những quan ngại tại các quốc gia khác vì sẽ làm giảm mạnh giá trị đồng yên. Một đồng yên giảm giá sẽ làm cho các sản phẩm của Nhật Bản có giá lợi thế hơn trên thị trường thế giới, khiến cho các quốc gia khác gặp khó khăn hơn trong việc bán hàng xuất khẩu của họ.
Hôm thứ Sáu khối các quốc gia G20 đồng ý là chính sách của Nhật Bản nhằm chấm dứt nạn giảm phát đã làm cho nền kinh tế lớn thứ 3 toàn cầu trì trệ trong nhiều năm qua. Các giới chức có thể kết luận là một nền kinh tế yếu kém của Nhật Bản có thể gây ra nhiều vấn đề hơn là một đồng yên yếu.
Trong một tuyên bố, các quốc gia khối G20 cho biết sẽ theo dõi chặt chẽ những vấn đề có thể xảy ra vì chính sách của Tokyo, và đưa ra những hành động điều chỉnh nếu cần.
Trong một diễn biến khác, một cuộc nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới cho biết tiền của kiều bào các nước gởi về nước tăng nhanh chóng kể từ năm 2000, với việc các công dân làm việc tại nước ngoài gởi về hơn 400 tỉ đô la cho gia đình tại các quốc gia đang phát triển.
Các tác giả cuộc nghiên cứu nói lượng tiền tệ sẽ tăng nhanh chóng trong vòng vài năm tới. Ngân hàng cho biết tiền kiều bào gởi về giúp phát triển và tăng trưởng kinh tế tại các nước nhận được tiền.
Ấn Độ nhận được 69 tỉ đô la từ nước ngoài gởi về, lớn nhất trong tất cả các nước có công dân làm việc tại nước ngoài. Tại Tajikistan, tiền của kiều bào gởi về chiếm 47% tổng sản lượng nội địa, tỉ lệ lớn nhất trong các quốc gia.
Các Bộ trưởng Tài chánh khối G20 và Thống đốc các Ngân hàng Trung ương đang tụ tập tại Washington để tham dự những cuộc họp quan trọng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới. Đây là lần đầu tiên có sự gặp gỡ như vậy kể từ khi Tokyo đưa ra các biện pháp kích thích của Nhật Bản.
Các biện pháp này gia tăng chi tiêu của chính phủ trong những công trình công cộng, trợ giúp các doanh nghiệp nhỏ và những dự án khác. Động thái này gây nên những quan ngại tại các quốc gia khác vì sẽ làm giảm mạnh giá trị đồng yên. Một đồng yên giảm giá sẽ làm cho các sản phẩm của Nhật Bản có giá lợi thế hơn trên thị trường thế giới, khiến cho các quốc gia khác gặp khó khăn hơn trong việc bán hàng xuất khẩu của họ.
Hôm thứ Sáu khối các quốc gia G20 đồng ý là chính sách của Nhật Bản nhằm chấm dứt nạn giảm phát đã làm cho nền kinh tế lớn thứ 3 toàn cầu trì trệ trong nhiều năm qua. Các giới chức có thể kết luận là một nền kinh tế yếu kém của Nhật Bản có thể gây ra nhiều vấn đề hơn là một đồng yên yếu.
Trong một tuyên bố, các quốc gia khối G20 cho biết sẽ theo dõi chặt chẽ những vấn đề có thể xảy ra vì chính sách của Tokyo, và đưa ra những hành động điều chỉnh nếu cần.
Trong một diễn biến khác, một cuộc nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới cho biết tiền của kiều bào các nước gởi về nước tăng nhanh chóng kể từ năm 2000, với việc các công dân làm việc tại nước ngoài gởi về hơn 400 tỉ đô la cho gia đình tại các quốc gia đang phát triển.
Các tác giả cuộc nghiên cứu nói lượng tiền tệ sẽ tăng nhanh chóng trong vòng vài năm tới. Ngân hàng cho biết tiền kiều bào gởi về giúp phát triển và tăng trưởng kinh tế tại các nước nhận được tiền.
Ấn Độ nhận được 69 tỉ đô la từ nước ngoài gởi về, lớn nhất trong tất cả các nước có công dân làm việc tại nước ngoài. Tại Tajikistan, tiền của kiều bào gởi về chiếm 47% tổng sản lượng nội địa, tỉ lệ lớn nhất trong các quốc gia.