Facebook đang vướng vào một tranh cãi về tự do diễn đạt vì cố gắng xác định xem những video chặt đầu nào được phép đăng trên trang mạng truyền thông xã hội phổ biến của mình.
Facebook, với hơn một tỉ người dùng trên toàn thế giới, cấm đăng những video chiếu cảnh chặt đầu hồi tháng Năm vì nội dung gây tổn thương tâm lý cho rất nhiều người xem nhỏ tuổi. Nhưng công ty có trụ sở ở Mỹ này mới đây đã dỡ bỏ lệnh cấm, nói rằng họ đang đảo ngược chính sách của mình để người dùng có thể chia sẻ tin tức về các sự kiện trên thế giới, bao gồm những cuộc tấn công khủng bố và các vụ vi phạm nhân quyền.
Nhưng ngay sau khi xác nhận thay đổi chính sách, Facebook đã hứng chịu những chỉ trích mới về một đoạn video cho thấy cảnh máu me một phụ nữ bị chặt đầu, được cho là dính dáng tới bạo lực ma túy ở Mexico.
Thủ tướng Anh David Cameron cũng góp tiếng nói chỉ trích nhắm vào Facebook. Ông nói Facebook "vô trách nhiệm" khi cho phép đoạn video máu me được đăng lên, đặc biệt là không có một cảnh báo nào đối với người xem.
Ðến cuối ngày hôm qua, Facebook đã đưa video người phụ nữ bị chặt đầu xuống và tìm cách làm rõ chính sách về việc đăng những hình ảnh bạo lực. Facebook nói đăng những video như vậy là chấp nhận được nếu chúng nằm trong mối quan tâm hay lo ngại của công chúng, với những người dùng thường lên án thủ phạm của hành động bạo lực.
Một chuyên gia Mỹ về truyền thông xã hội, giáo sư Paul Levinson thuộc Đại học Fordham, nói với đài VOA rằng về mặt pháp lý Facebook có quyền quyết định những video nào có thể được đăng tải trên website của mình, bao gồm những video chặt đầu. Tuy nhiên, ông đặt câu hỏi liệu công chúng có cần phải nhìn thấy những hình ảnh chi tiết như vậy hay không để hiểu điều gì đã xảy ra trong một hoàn cảnh cụ thể.
Facebook cho biết họ sẽ tiếp tục loại bỏ những video được đăng thể hiện "khoái lạc tàn bạo hay tôn vinh bạo lực."
Ban quản trị Facebook thường phải đối mặt với áp lực trái ngược từ những nhóm lợi ích khác nhau muốn áp đặt hình thức kiểm duyệt riêng của họ. Những tổ chức nữ quyền muốn công ty cấm những nội dung bài xích phụ nữ, trong khi những nhóm khác chỉ trích lệnh cấm của Facebook đối với ảnh khoả thân. Các nhóm tôn giáo thì tìm cách cấm những nội dung họ cho là báng bổ, trong khi những người khác phàn nàn về việc Facebook kiểm duyệt những ý kiến phê phán những tôn giáo khác nhau.
Facebook, với hơn một tỉ người dùng trên toàn thế giới, cấm đăng những video chiếu cảnh chặt đầu hồi tháng Năm vì nội dung gây tổn thương tâm lý cho rất nhiều người xem nhỏ tuổi. Nhưng công ty có trụ sở ở Mỹ này mới đây đã dỡ bỏ lệnh cấm, nói rằng họ đang đảo ngược chính sách của mình để người dùng có thể chia sẻ tin tức về các sự kiện trên thế giới, bao gồm những cuộc tấn công khủng bố và các vụ vi phạm nhân quyền.
Nhưng ngay sau khi xác nhận thay đổi chính sách, Facebook đã hứng chịu những chỉ trích mới về một đoạn video cho thấy cảnh máu me một phụ nữ bị chặt đầu, được cho là dính dáng tới bạo lực ma túy ở Mexico.
Thủ tướng Anh David Cameron cũng góp tiếng nói chỉ trích nhắm vào Facebook. Ông nói Facebook "vô trách nhiệm" khi cho phép đoạn video máu me được đăng lên, đặc biệt là không có một cảnh báo nào đối với người xem.
Ðến cuối ngày hôm qua, Facebook đã đưa video người phụ nữ bị chặt đầu xuống và tìm cách làm rõ chính sách về việc đăng những hình ảnh bạo lực. Facebook nói đăng những video như vậy là chấp nhận được nếu chúng nằm trong mối quan tâm hay lo ngại của công chúng, với những người dùng thường lên án thủ phạm của hành động bạo lực.
Một chuyên gia Mỹ về truyền thông xã hội, giáo sư Paul Levinson thuộc Đại học Fordham, nói với đài VOA rằng về mặt pháp lý Facebook có quyền quyết định những video nào có thể được đăng tải trên website của mình, bao gồm những video chặt đầu. Tuy nhiên, ông đặt câu hỏi liệu công chúng có cần phải nhìn thấy những hình ảnh chi tiết như vậy hay không để hiểu điều gì đã xảy ra trong một hoàn cảnh cụ thể.
Facebook cho biết họ sẽ tiếp tục loại bỏ những video được đăng thể hiện "khoái lạc tàn bạo hay tôn vinh bạo lực."
Ban quản trị Facebook thường phải đối mặt với áp lực trái ngược từ những nhóm lợi ích khác nhau muốn áp đặt hình thức kiểm duyệt riêng của họ. Những tổ chức nữ quyền muốn công ty cấm những nội dung bài xích phụ nữ, trong khi những nhóm khác chỉ trích lệnh cấm của Facebook đối với ảnh khoả thân. Các nhóm tôn giáo thì tìm cách cấm những nội dung họ cho là báng bổ, trong khi những người khác phàn nàn về việc Facebook kiểm duyệt những ý kiến phê phán những tôn giáo khác nhau.