Viện Giáo dục Quốc tế, IIE, hôm 11/11 vừa công bố báo cáo hàng năm về số lượng du học sinh quốc tế tại các trường đại học của Mỹ, cho thấy con số này đã tăng lên mức cao nhất từ trước đến giờ.
Báo cáo Open Doors về Trao đổi Giáo dục Quốc tế năm 2013 cho biết có 819.644 du học sinh ở Mỹ trong năm học 2012-2013. Ðông nhất là sinh viên đến từ các nước Trung Quốc, Ấn Ðộ, Hàn Quốc, Ả-Rập Xê-út và Canada.
Trung Quốc dẫn đầu với khoảng 235,000 du học sinh, tăng 21% so với năm ngoái. Tầng lớp trung lưu đang nở rộ, cộng với nhu cầu muốn con cái được tiếp cận nền giáo dục hàng đầu thế giới, là những nhân tố thúc đẩy nhiều người Trung Quốc lựa chọn du học Mỹ.
Việt Nam xếp thứ 8 với tổng số 16.098 sinh viên du học ở Mỹ, tăng 3,4% so với năm trước, với 70% theo học bậc cử nhân.
Kể từ năm học 1998-1999, số lượng du học sinh Việt Nam tới Mỹ đã tăng trưởng đáng kể, nhiều năm ở mức 2 chữ số. Việt Nam có mặt trong nhóm 20 nước có nhiều du học sinh ở Mỹ nhất từ năm 2006/07 và lọt vào nhóm 10 nước kể từ năm 2010/11.
Báo cáo cho biết du học sinh ở Mỹ tập trung nhiều ở những ngành như kinh doanh và khoa học. Gần phân nửa số du học sinh Trung Quốc theo học ngành kinh doanh hoặc kỹ thuật. Du học sinh Ấn Ðộ thì nghiêng mạnh về những ngành kỹ thuật, toán học, và khoa học máy tính.
Những điểm đến hàng đầu của sinh viên nước ngoài bao gồm Ðại học Nam California, Ðại học Illinois Urbana-Champaign, Ðại học Purdue, Ðại học New York, và Ðại học Columbia.
Du học sinh nước ngoài là đối tượng tuyển sinh ráo riết của các trường đại học Mỹ trong bối cảnh nguồn trợ cấp công bị thu hẹp, học phí chững lại, và số học sinh năm cuối trung học Mỹ sụt giảm. Theo IIE và Bộ Ngoại giao Mỹ, học sinh quốc tế hàng năm đóng góp 24 tỉ đôla vào nền kinh tế Mỹ và 2/3 số học sinh tự trang trải hay có gia đình giúp chi trả học phí.
Báo cáo của IIE cũng ghi nhận số học sinh Mỹ du học ở những nước khác tăng cao kỷ lục. Tuy nhiên con số này ít hơn nhiều so với số du học sinh ở Mỹ, và du học sinh Mỹ ở nước ngoài thường có thời gian học tập ít hơn so với du học sinh quốc tế ở Mỹ.
Nguồn: IIE, AP, Wall Street Journal
Báo cáo Open Doors về Trao đổi Giáo dục Quốc tế năm 2013 cho biết có 819.644 du học sinh ở Mỹ trong năm học 2012-2013. Ðông nhất là sinh viên đến từ các nước Trung Quốc, Ấn Ðộ, Hàn Quốc, Ả-Rập Xê-út và Canada.
Trung Quốc dẫn đầu với khoảng 235,000 du học sinh, tăng 21% so với năm ngoái. Tầng lớp trung lưu đang nở rộ, cộng với nhu cầu muốn con cái được tiếp cận nền giáo dục hàng đầu thế giới, là những nhân tố thúc đẩy nhiều người Trung Quốc lựa chọn du học Mỹ.
Việt Nam xếp thứ 8 với tổng số 16.098 sinh viên du học ở Mỹ, tăng 3,4% so với năm trước, với 70% theo học bậc cử nhân.
Kể từ năm học 1998-1999, số lượng du học sinh Việt Nam tới Mỹ đã tăng trưởng đáng kể, nhiều năm ở mức 2 chữ số. Việt Nam có mặt trong nhóm 20 nước có nhiều du học sinh ở Mỹ nhất từ năm 2006/07 và lọt vào nhóm 10 nước kể từ năm 2010/11.
Báo cáo cho biết du học sinh ở Mỹ tập trung nhiều ở những ngành như kinh doanh và khoa học. Gần phân nửa số du học sinh Trung Quốc theo học ngành kinh doanh hoặc kỹ thuật. Du học sinh Ấn Ðộ thì nghiêng mạnh về những ngành kỹ thuật, toán học, và khoa học máy tính.
Những điểm đến hàng đầu của sinh viên nước ngoài bao gồm Ðại học Nam California, Ðại học Illinois Urbana-Champaign, Ðại học Purdue, Ðại học New York, và Ðại học Columbia.
Du học sinh nước ngoài là đối tượng tuyển sinh ráo riết của các trường đại học Mỹ trong bối cảnh nguồn trợ cấp công bị thu hẹp, học phí chững lại, và số học sinh năm cuối trung học Mỹ sụt giảm. Theo IIE và Bộ Ngoại giao Mỹ, học sinh quốc tế hàng năm đóng góp 24 tỉ đôla vào nền kinh tế Mỹ và 2/3 số học sinh tự trang trải hay có gia đình giúp chi trả học phí.
Báo cáo của IIE cũng ghi nhận số học sinh Mỹ du học ở những nước khác tăng cao kỷ lục. Tuy nhiên con số này ít hơn nhiều so với số du học sinh ở Mỹ, và du học sinh Mỹ ở nước ngoài thường có thời gian học tập ít hơn so với du học sinh quốc tế ở Mỹ.
Nguồn: IIE, AP, Wall Street Journal