ÐÀI BẮC —
Đài Loan cho hay đang tăng cường các nỗ lực chống tham nhũng để cải thiện hình ảnh trong nước và giới đầu tư nước ngoài. Chính phủ ở Ðài Bắc đã cấm chỉ hối lộ, và cam kết theo dõi các đơn khiếu tố hàng ngày của công dân về tham ô và tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các công ty nước ngoài báo cáo những hành vi sai trái. Từ Ðài Bắc, thông tín viên VOA Ralph Jennings ghi nhận chi tiết về lý do vì sao đảo quốc này tập trung vào vấn đề ngăn chặn tham ô.
Ðài Loan, một căn cứ sản xuất lâu đời và là nền kinh tế đứng hàng thứ 26 trên thế giới, ngày nay đang cạnh tranh với Trung Quốc, Nam Triều Tiên và đông nam châu Á để dành các nguồn đầu tư mới. Nhưng hồi tháng 7, tổ chức Minh Bạch Quốc tế nói rằng các đánh giá về tham ô trong các ngành tư pháp, lập pháp và chính đảng ở Ðài Loan đã vượt quá các mức trung bình toàn cầu. Tổ chức này nói các đánh giá này cũng đã trở nên tệ hại hơn kể từ năm 2010.
Ðài Loan phản bác thẩm định của tổ chức phi chính phủ có trụ sở ở Berlin này là quá đáng, nhưng các giới chức thừa nhận sự căm phẫn của dân chúng ngày càng tăng về tham nhũng và lo sợ rằng các nhà đầu tư sẽ ngần ngại. Ông Chu Kung-mao, tổng giám đốc Cơ quan Chống tham nhũng của Bộ Tư pháp vừa được thành lập 2 năm nay, đã uỷ nhiệm một cuộc thăm dò vào cuối tháng này để đo lường công luận về vấn đề này. Ông nói cuộc thăm dò do chi nhánh của tổ chức Minh bạch Quốc tế ở Ðài Bắc thực hiện nhắm mục đích xây dựng niềm tin của các nhà đầu tư Ðài Loan đã rời khỏi hòn đảo này.
Ông Chu nói lý do chính là cống hiến một bầu không khí trong sạch và làm cho các nhà đầu tư Ðài Loan muốn trở về mà không lo ngại các công nhân viên chức đòi tiền. Ông nói cơ quan đang làm cả công tác hành chính lẫn công tác thực tế, trong đó có viện thông báo cho mọi nguời biết về tình trạng các đơn khiếu tố tham ô, làm cho bầu không khí phục vụ công cộng trong sạch hơn. Ông nói thêm, bằng cách đó, các doanh nghiệp địa phương và nước ngoài sẽ muốn đầu tư.
Cơ quan của ông Chu là một bộ phận của một chính phủ dân chủ tự hào về một bầu không khí kinh doanh đáng tin cậy, cứu xét mọi đơn khiếu tố của dân chúng. Cơ quan đã báo cáo nhận được 5 ngàn 937 đơn tố cáo kể từ năm 2011. Ngoài ra, cơ quan đã phát động 2 ngàn 190 cuộc điều tra về các tập tục tham ô dựa vào thông tin nội bộ.
Cơ quan cũng ngày càng cảnh báo các giới chức về những vi phạm có thể có ra trước khi chúng xảy ra.
Cách đây 2 năm, chính phủ đã đặt hối lộ, kể cả những việc nhỏ như mua trà cho một nhân viên hải quan. Ðến cuối năm nay, cơ quan sẽ họp với các công ty đa quốc vế vấn đề tham ô và dành cho các công ty này một kênh đặc biệt để nói lên những lời than phiền.
Ông Liu Yi-jiun, một giáo sư về các vấn đề công cộng tại trường Ðại Học Phật Quang ở Ðài Loan nói rằng dân chúng ở Ðài Loan thường nghi ngờ ngành tư pháp và các giới chức công cử.
“Ðiều tôi thấy là phần lớn dân chúng vẫn còn rất ít tin tưởng vào sự độc lập của ngành tư pháp. Theo tôi các công chức cũng được. Vấn đề ngay lúc này thường tập trung vào các giới chức công cử.”
Tổ chức Minh bạch Quốc tế nhận thấy rằng các đánh giá về hối lộ trong ngành tư pháp ở Ðài Loan đã tăng từ 12% lên đến 36% kể từ năm 2010, đặt Ðài Loan ngang hàng với Ghana và Mozambique. Tổ chức phi chính phủ Phong vũ biểu Tham nhũng Toàn cầu cũng cho viện lập pháp và các chính đảng Ðài loan các điểm rất thấp.
Trong một vụ việc tuần này, Quốc dân đảng cầm quyền ở Ðài Loan đã trục xuất chủ tịch quốc hội Vương Kim Bình vì bị nghi là bán thế lực. Nhưng cơ quan của ông Chu nói phần tham nhũng lớn nhất ở Ðài Loan phát xuất từ việc đấu thầu cho chính phủ, với 164 vụ kể từ năm 2011, và các hợp đồng xây dựng, với 137 vụ. Các vụ việc này thường có liên hệ với các giới chức địa phương có ngân quỹ nhỏ.
Ðài Loan, một căn cứ sản xuất lâu đời và là nền kinh tế đứng hàng thứ 26 trên thế giới, ngày nay đang cạnh tranh với Trung Quốc, Nam Triều Tiên và đông nam châu Á để dành các nguồn đầu tư mới. Nhưng hồi tháng 7, tổ chức Minh Bạch Quốc tế nói rằng các đánh giá về tham ô trong các ngành tư pháp, lập pháp và chính đảng ở Ðài Loan đã vượt quá các mức trung bình toàn cầu. Tổ chức này nói các đánh giá này cũng đã trở nên tệ hại hơn kể từ năm 2010.
Ðài Loan phản bác thẩm định của tổ chức phi chính phủ có trụ sở ở Berlin này là quá đáng, nhưng các giới chức thừa nhận sự căm phẫn của dân chúng ngày càng tăng về tham nhũng và lo sợ rằng các nhà đầu tư sẽ ngần ngại. Ông Chu Kung-mao, tổng giám đốc Cơ quan Chống tham nhũng của Bộ Tư pháp vừa được thành lập 2 năm nay, đã uỷ nhiệm một cuộc thăm dò vào cuối tháng này để đo lường công luận về vấn đề này. Ông nói cuộc thăm dò do chi nhánh của tổ chức Minh bạch Quốc tế ở Ðài Bắc thực hiện nhắm mục đích xây dựng niềm tin của các nhà đầu tư Ðài Loan đã rời khỏi hòn đảo này.
Ông Chu nói lý do chính là cống hiến một bầu không khí trong sạch và làm cho các nhà đầu tư Ðài Loan muốn trở về mà không lo ngại các công nhân viên chức đòi tiền. Ông nói cơ quan đang làm cả công tác hành chính lẫn công tác thực tế, trong đó có viện thông báo cho mọi nguời biết về tình trạng các đơn khiếu tố tham ô, làm cho bầu không khí phục vụ công cộng trong sạch hơn. Ông nói thêm, bằng cách đó, các doanh nghiệp địa phương và nước ngoài sẽ muốn đầu tư.
Cơ quan của ông Chu là một bộ phận của một chính phủ dân chủ tự hào về một bầu không khí kinh doanh đáng tin cậy, cứu xét mọi đơn khiếu tố của dân chúng. Cơ quan đã báo cáo nhận được 5 ngàn 937 đơn tố cáo kể từ năm 2011. Ngoài ra, cơ quan đã phát động 2 ngàn 190 cuộc điều tra về các tập tục tham ô dựa vào thông tin nội bộ.
Cơ quan cũng ngày càng cảnh báo các giới chức về những vi phạm có thể có ra trước khi chúng xảy ra.
Cách đây 2 năm, chính phủ đã đặt hối lộ, kể cả những việc nhỏ như mua trà cho một nhân viên hải quan. Ðến cuối năm nay, cơ quan sẽ họp với các công ty đa quốc vế vấn đề tham ô và dành cho các công ty này một kênh đặc biệt để nói lên những lời than phiền.
Ông Liu Yi-jiun, một giáo sư về các vấn đề công cộng tại trường Ðại Học Phật Quang ở Ðài Loan nói rằng dân chúng ở Ðài Loan thường nghi ngờ ngành tư pháp và các giới chức công cử.
“Ðiều tôi thấy là phần lớn dân chúng vẫn còn rất ít tin tưởng vào sự độc lập của ngành tư pháp. Theo tôi các công chức cũng được. Vấn đề ngay lúc này thường tập trung vào các giới chức công cử.”
Tổ chức Minh bạch Quốc tế nhận thấy rằng các đánh giá về hối lộ trong ngành tư pháp ở Ðài Loan đã tăng từ 12% lên đến 36% kể từ năm 2010, đặt Ðài Loan ngang hàng với Ghana và Mozambique. Tổ chức phi chính phủ Phong vũ biểu Tham nhũng Toàn cầu cũng cho viện lập pháp và các chính đảng Ðài loan các điểm rất thấp.
Trong một vụ việc tuần này, Quốc dân đảng cầm quyền ở Ðài Loan đã trục xuất chủ tịch quốc hội Vương Kim Bình vì bị nghi là bán thế lực. Nhưng cơ quan của ông Chu nói phần tham nhũng lớn nhất ở Ðài Loan phát xuất từ việc đấu thầu cho chính phủ, với 164 vụ kể từ năm 2011, và các hợp đồng xây dựng, với 137 vụ. Các vụ việc này thường có liên hệ với các giới chức địa phương có ngân quỹ nhỏ.