Quyền Thủ Tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk đề nghị một số nhượng bộ đối với giới lãnh đạo khu vực và những người biểu tình thân Nga, sau khi hạn chót do Kyiv đưa ra qua đi. Theo hạn chót này, các thành phần đòi ly khai phải ra khỏi các tòa nhà chính phủ mà họ đã chiếm đóng.
Thủ Tướng Yatsenyuk và các giới chức hàng đầu khác của Ukraine đã lên đường tới thành phố Donetsk. Tại đây họ đã gặp các tỉnh trưởng và thị trưởng tại khu vực đông bộ Ukraina, cũng như một số nhân vật có ảnh hưởng trong khu vực này, kể cả nhà tài phiệt Rinat Akhmetov, người giàu có nhất Ukraine.
Quyền Thủ Tướng Ukraine nói ông ủng hộ việc sửa đổi Hiến Pháp và thay đổi các luật lệ để các thống đốc khu vực và chính quyền của họ không còn cần được chính quyền trung ương bổ nhiệm, và cho phép mở các cuộc trưng cầu dân ý trong khu vực.
Đáp lại một quan tâm khác của các cư dân nói tiếng Nga ở đông bộ Ukraine, ông Yatsenyuk cũng hứa rằng không ai được phép “hạn chế việc dùng tiếng Nga và quyền được nói tiếng Nga tại Ukraine.”
Hiện chưa rõ liệu những sự nhượng bộ đó có làm hài lòng các thành phần chủ chiến vũ trang thân Nga đã xông vào các tòa nhà chính phủ ở Donetsk, Luhansk và các thành phố khác ở đông bộ Ukraine hồi trong tuần hay không. Những người này đòi Kyiv phải cho phép mở trưng cầu dân ý về vấn đề độc lập.
Chính phủ Ukraine đã đề nghị ân xá cho những người ra đầu hàng, nhưng thoạt đầu đã đe dọa sẽ dùng vũ lực nếu những người biểu tình không ra khỏi tòa nhà vào sáng thứ 6.
Cũng hôm thứ Sáu, Hoa Kỳ áp đặt các biện pháp chế tài đối với 7 người Crimea ly khai có liên hệ với việc Nga sáp nhập Crimea.
Trong số những người bị nhắm tới bởi các biện pháp chế tài mới của bộ tài chánh có cựu phó chủ tịch quốc hội Ukraine Sergei Tsekov. Một tuyên bố của Hoa Kỳ nói rằng ông Tsekov đã tạo điều kiện cho “cuộc trưng cầu dân ý trái phép mở đường cho việc sáp nhập Crimea bất hợp pháp của Nga.”
Bộ tài chánh Hoa Kỳ cũng trừng phạt một công ty khí đốt có trụ sở ở Crimea, Chernomorneftegaz.
Phát biểu hôm thứ Sáu, Thủ Tướng lâm thời Ukraine Arseniy Yatsenyuk nói ông cảm thấy lạc quan là vụ đối đầu có thể được giải quyết.
Ông nói: “Tôi muốn khẳng định rõ rằng chính phủ trung ương không những sẵn sàng đối thoại với các khu vực, mà còn sẵn sàng thực hiện các yêu cầu và nguyện vọng của tất cả công dân trong nuớc. Trong khuôn khổ hiến pháp đã thay đổi, chúng tôi sẽ có thể thỏa mãn các yêu cầu cụ thể của từng vùng một.”
Không có dấu hiệu chính phủ thực hiện lời đe dọa cưỡng bức rời khỏi các tòa nhà. Cũng không có bằng chứng người biểu tình sắp đầu hàng.
Tại thành phố Luhansk, một người biểu tình không cho biết tên, nói rằng nếu cảnh sát tìm cách đẩy lui những người tranh đấu, thì mọi sự còn tệ hại hơn.
Bà nói: “Chúng tôi sẽ ở lại đến cuối cùng. Con cái chúng tôi đang làm việc trong các hầm mỏ, nhưng khi chính phủ bắt đầu giải tỏa các toà nhà, thì tất cả sẽ tới đây. Chúng tôi sẽ ở lại và nếu họ giết chúng tôi, thì cứ việc giết.”
Các cuộc thăm dò mới đây cho thấy cư dân ở đông bộ Ukraina đồng loạt chống đối mọi hành động sáp nhập với Nga.
Trong khi đó, còn nhiều mối quan ngại rằng Moscow có thể xâm chiếm Ukraine.
Hôm thứ năm, NATO đã công bố các không ảnh cho thấy điều họ gọi là 40.000 ngàn binh sĩ Nga, cùng với xe tăng và máy bay tập hợp gần biên giới Ukraine.
Hình ảnh được phổ biến cho các hãng tin, tiếp theo nhiều lời trấn an của Nga rằng cuộc điều động không phải là nguyên do gây lo ngại.
Hôm nay, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố ông sẵn sàng cho các cuộc đàm phán 4 bên về Ukraine với Hoa Kỳ, Liên hiệp châu Âu và Kyiv.
Nhưng ông nói để giảm bớt căng thẳng, phương Tây phải ngưng nỗ lực “hợp thức hóa” các nhà lãnh đạo thân Tây phương của Ukraine.
Ông Lavrov nói: “Chúng tôi tin rằng điều đó thực sự có thể làm leo thang vụ khủng hoảng Ukraine. Để đạt được điều đó, cần phải ngưng đặt mọi người trước sự đã rồi, ngăn chặn các nỗ lực bằng mọi cách có thể được, nhằm hợp thức hóa chính quyền Maidan."
Chính phủ hiện thời của Ukraine đã lên nắm quyền sau sự kiện gọi là những cuộc biểu tình “Euromaidan” đã buộc các nhà lãnh đạo thân Nga phải rời khỏi quyền lực hồi tháng 2.
Một tháng sau, Moscow đã tiến hành việc sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine, một quyết định khiến Washington phải áp đặt các biện pháp chế tài Nga.
Hoa Kỳ đe dọa sẽ áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt kinh tế nếu Nga không rút quân ra khỏi biên giới.
Một thông cáo của Tòa Bạch Ốc hôm thứ năm nói rằng Hoa Kỳ và các đồng minh “sẵn sàng đáp lại việc Nga leo thang thêm bằng cách áp dụng thêm các biện pháp chế tài.”
Bộ trưởng Tài chính Jack Lew nói với đối tác phía Nga rằng ông ta có thể trông đợi những biện pháp chế tài “đáng kể” trong trường hợp leo thang thêm căng thẳng.
Thủ Tướng Yatsenyuk và các giới chức hàng đầu khác của Ukraine đã lên đường tới thành phố Donetsk. Tại đây họ đã gặp các tỉnh trưởng và thị trưởng tại khu vực đông bộ Ukraina, cũng như một số nhân vật có ảnh hưởng trong khu vực này, kể cả nhà tài phiệt Rinat Akhmetov, người giàu có nhất Ukraine.
Quyền Thủ Tướng Ukraine nói ông ủng hộ việc sửa đổi Hiến Pháp và thay đổi các luật lệ để các thống đốc khu vực và chính quyền của họ không còn cần được chính quyền trung ương bổ nhiệm, và cho phép mở các cuộc trưng cầu dân ý trong khu vực.
Đáp lại một quan tâm khác của các cư dân nói tiếng Nga ở đông bộ Ukraine, ông Yatsenyuk cũng hứa rằng không ai được phép “hạn chế việc dùng tiếng Nga và quyền được nói tiếng Nga tại Ukraine.”
Hiện chưa rõ liệu những sự nhượng bộ đó có làm hài lòng các thành phần chủ chiến vũ trang thân Nga đã xông vào các tòa nhà chính phủ ở Donetsk, Luhansk và các thành phố khác ở đông bộ Ukraine hồi trong tuần hay không. Những người này đòi Kyiv phải cho phép mở trưng cầu dân ý về vấn đề độc lập.
Chính phủ Ukraine đã đề nghị ân xá cho những người ra đầu hàng, nhưng thoạt đầu đã đe dọa sẽ dùng vũ lực nếu những người biểu tình không ra khỏi tòa nhà vào sáng thứ 6.
Cũng hôm thứ Sáu, Hoa Kỳ áp đặt các biện pháp chế tài đối với 7 người Crimea ly khai có liên hệ với việc Nga sáp nhập Crimea.
Trong số những người bị nhắm tới bởi các biện pháp chế tài mới của bộ tài chánh có cựu phó chủ tịch quốc hội Ukraine Sergei Tsekov. Một tuyên bố của Hoa Kỳ nói rằng ông Tsekov đã tạo điều kiện cho “cuộc trưng cầu dân ý trái phép mở đường cho việc sáp nhập Crimea bất hợp pháp của Nga.”
Bộ tài chánh Hoa Kỳ cũng trừng phạt một công ty khí đốt có trụ sở ở Crimea, Chernomorneftegaz.
Phát biểu hôm thứ Sáu, Thủ Tướng lâm thời Ukraine Arseniy Yatsenyuk nói ông cảm thấy lạc quan là vụ đối đầu có thể được giải quyết.
Ông nói: “Tôi muốn khẳng định rõ rằng chính phủ trung ương không những sẵn sàng đối thoại với các khu vực, mà còn sẵn sàng thực hiện các yêu cầu và nguyện vọng của tất cả công dân trong nuớc. Trong khuôn khổ hiến pháp đã thay đổi, chúng tôi sẽ có thể thỏa mãn các yêu cầu cụ thể của từng vùng một.”
Không có dấu hiệu chính phủ thực hiện lời đe dọa cưỡng bức rời khỏi các tòa nhà. Cũng không có bằng chứng người biểu tình sắp đầu hàng.
Tại thành phố Luhansk, một người biểu tình không cho biết tên, nói rằng nếu cảnh sát tìm cách đẩy lui những người tranh đấu, thì mọi sự còn tệ hại hơn.
Bà nói: “Chúng tôi sẽ ở lại đến cuối cùng. Con cái chúng tôi đang làm việc trong các hầm mỏ, nhưng khi chính phủ bắt đầu giải tỏa các toà nhà, thì tất cả sẽ tới đây. Chúng tôi sẽ ở lại và nếu họ giết chúng tôi, thì cứ việc giết.”
Các cuộc thăm dò mới đây cho thấy cư dân ở đông bộ Ukraina đồng loạt chống đối mọi hành động sáp nhập với Nga.
Trong khi đó, còn nhiều mối quan ngại rằng Moscow có thể xâm chiếm Ukraine.
Hôm thứ năm, NATO đã công bố các không ảnh cho thấy điều họ gọi là 40.000 ngàn binh sĩ Nga, cùng với xe tăng và máy bay tập hợp gần biên giới Ukraine.
Hình ảnh được phổ biến cho các hãng tin, tiếp theo nhiều lời trấn an của Nga rằng cuộc điều động không phải là nguyên do gây lo ngại.
Hôm nay, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố ông sẵn sàng cho các cuộc đàm phán 4 bên về Ukraine với Hoa Kỳ, Liên hiệp châu Âu và Kyiv.
Nhưng ông nói để giảm bớt căng thẳng, phương Tây phải ngưng nỗ lực “hợp thức hóa” các nhà lãnh đạo thân Tây phương của Ukraine.
Ông Lavrov nói: “Chúng tôi tin rằng điều đó thực sự có thể làm leo thang vụ khủng hoảng Ukraine. Để đạt được điều đó, cần phải ngưng đặt mọi người trước sự đã rồi, ngăn chặn các nỗ lực bằng mọi cách có thể được, nhằm hợp thức hóa chính quyền Maidan."
Chính phủ hiện thời của Ukraine đã lên nắm quyền sau sự kiện gọi là những cuộc biểu tình “Euromaidan” đã buộc các nhà lãnh đạo thân Nga phải rời khỏi quyền lực hồi tháng 2.
Một tháng sau, Moscow đã tiến hành việc sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine, một quyết định khiến Washington phải áp đặt các biện pháp chế tài Nga.
Hoa Kỳ đe dọa sẽ áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt kinh tế nếu Nga không rút quân ra khỏi biên giới.
Một thông cáo của Tòa Bạch Ốc hôm thứ năm nói rằng Hoa Kỳ và các đồng minh “sẵn sàng đáp lại việc Nga leo thang thêm bằng cách áp dụng thêm các biện pháp chế tài.”
Bộ trưởng Tài chính Jack Lew nói với đối tác phía Nga rằng ông ta có thể trông đợi những biện pháp chế tài “đáng kể” trong trường hợp leo thang thêm căng thẳng.