Khi Philippines cho đấu thầu quyền thăm dò dầu khí tại một số khu vực thuộc Biển Đông tuần qua, hai ô trong vùng này nằm trong một vị trí Trung Quốc cũng đòi chủ quyền. Từ Manila, thông tín viên Simone Orendain tường trình.
Một số chuyên gia tiên đoán tiềm năng trữ lượng dầu ở Biển Đông có thể lên đến 213 tỉ thùng, và khí đốt vào khoảng hai nghìn triệu triệu mét khối, khiến vùng này trở thành một trong những vùng có nhiều dầu khí nhất thế giới.
Những quốc gia trong vùng muốn ký các hợp đồng thăm dò với các công ty dầu khí quan tâm đến việc khai thác nguồn năng lượng rộng lớn này. Tuần trước, Philippines cho đấu thầu hai ô tại vùng biển này. Một ngày sau đó, Trung Quốc loan báo sẽ bán 9 ô trong một khu vực mà Việt Nam có tuyên bố chủ quyền.
Tuy nhiên vì khu vực này đang có tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Đài Loan, Malaysia và Brunei, các công ty quốc tế có thể ngần ngại tham dự đấu thầu.
Ông Ian Storey, thành viên thâm niên tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore nói trước những căng thẳng chủ quyền leo thang trong năm qua, một số công ty dầu khí đấu thầu trong khu vực có tranh chấp tại Biển Đông hiện có nguy cơ bị làm phiền:
“Theo sự phỏng đoán của tôi thì vì những công ty đấu thầu tại những ô này không phải là những công ty sản xuất năng lượng quan trọng nên có thể Trung Quốc sẽ có những biện pháp ép buộc nhiều hơn đối với họ.”
Thứ trưởng Bộ Năng lượng Philippines, ông Jay Layug, nói những ô đang được cho đấu thầu mới đây nằm trong Vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, vùng này được định nghĩa là vùng biển cách bờ biển quốc gia 370 kilômét. Tuy nhiên căn cứ vào những tấm bản đồ cổ, Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền tại vùng này.
Bộ trưởng Layug nói có hai ô bị Trung Quốc tranh chấp, hai ô này nằm gần Bãi Cỏ Rong, nơi tàu của Philippines và Trung Quốc từng đối đầu với nhau.
Ông Layug nói thêm là kể từ vụ đối đầu tại Bãi Cỏ Rong vừa qua, chính phủ Philippines đã có thái độ thận trọng:
“Điều chúng tôi đã làm tại Bộ Năng lượng là đảm bảo tất cả những hoạt động thăm dò của những nhà thầu của chúng tôi đều được phối hợp với Lực lượng Cảnh sát Biển và Bộ Quốc phòng.”
Dù nhà cầm quyền Philippines vào ngày 31 tháng 7 vừa qua cho rằng có 20 công ty đủ điều kiện đấu thầu 3 ô còn lại, nhưng chỉ có một công ty đấu thầu một ô có tranh chấp. Hai ô kia có hai công ty đấu thầu.
Một số nhà phân tích nói ít công ty đấu thầu là chỉ dấu cho thấy có sự do dự về việc tranh chấp chủ quyền. Bộ trưởng Layug bác bỏ quan điểm này:
“Căn cứ vào các hồ sơ mà chúng tôi nhận được, chúng tôi không thấy có sự ngần ngại nào hay e dè từ phía những công ty quan tâm đến việc khai thác. Trái lại, số công ty quan tâm đối với đề nghị gọi thầu mới đây cao hơn những con số đấu thầu trong 3 lần gọi thầu trước đây cộng lại.”
Ông Layug nói, trên thực tế, ông Vũ Kháng, một cố vấn cao cấp về thị trường Trung Quốc tại FACTS Global Energy, một tổ chức đánh giá mức cầu dầu mỏ trên toàn thế giới, nói rằng căng thẳng mới đây tại Biển Đông là một trở ngại chính đối với các công ty, nhưng trữ lượng dầu khí ở đó vẫn còn sức quyến rũ:
“Có rất nhiều công ty khoan dầu nhỏ sẵn sàng chấp nhận rủi ro vì nhiều lý do. Rủi ro cao cũng có nghĩa là lợi tức cao. Do đó, cuối cùng tùy thuộc vào chính sách của mỗi công ty, tùy thuộc lối cân nhắc những rủi ro của họ.”
Ông lấy ví dụ về số rủi ro cao mang lại lợi nhận cao, đó là khi các công ty dầu mỏ hoạt động tại Vịnh Ba Tư khi vùng này có chiến tranh giữa Iran và Iraq trong những năm 1980.
Ông Ian Storey thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á nói sự phức tạp tại Biển Đông là các quốc gia đều không nhân nhượng trong việc đòi hỏi chủ quyền. Ông cảnh báo tình hình hiện nay “đang đi chệch hướng” có nghĩa là những tranh chấp hiện tại có thể tệ hại hơn trong những năm sắp tới.
Một số chuyên gia tiên đoán tiềm năng trữ lượng dầu ở Biển Đông có thể lên đến 213 tỉ thùng, và khí đốt vào khoảng hai nghìn triệu triệu mét khối, khiến vùng này trở thành một trong những vùng có nhiều dầu khí nhất thế giới.
Những quốc gia trong vùng muốn ký các hợp đồng thăm dò với các công ty dầu khí quan tâm đến việc khai thác nguồn năng lượng rộng lớn này. Tuần trước, Philippines cho đấu thầu hai ô tại vùng biển này. Một ngày sau đó, Trung Quốc loan báo sẽ bán 9 ô trong một khu vực mà Việt Nam có tuyên bố chủ quyền.
Tuy nhiên vì khu vực này đang có tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Đài Loan, Malaysia và Brunei, các công ty quốc tế có thể ngần ngại tham dự đấu thầu.
Ông Ian Storey, thành viên thâm niên tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore nói trước những căng thẳng chủ quyền leo thang trong năm qua, một số công ty dầu khí đấu thầu trong khu vực có tranh chấp tại Biển Đông hiện có nguy cơ bị làm phiền:
“Theo sự phỏng đoán của tôi thì vì những công ty đấu thầu tại những ô này không phải là những công ty sản xuất năng lượng quan trọng nên có thể Trung Quốc sẽ có những biện pháp ép buộc nhiều hơn đối với họ.”
Thứ trưởng Bộ Năng lượng Philippines, ông Jay Layug, nói những ô đang được cho đấu thầu mới đây nằm trong Vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, vùng này được định nghĩa là vùng biển cách bờ biển quốc gia 370 kilômét. Tuy nhiên căn cứ vào những tấm bản đồ cổ, Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền tại vùng này.
Bộ trưởng Layug nói có hai ô bị Trung Quốc tranh chấp, hai ô này nằm gần Bãi Cỏ Rong, nơi tàu của Philippines và Trung Quốc từng đối đầu với nhau.
Ông Layug nói thêm là kể từ vụ đối đầu tại Bãi Cỏ Rong vừa qua, chính phủ Philippines đã có thái độ thận trọng:
“Điều chúng tôi đã làm tại Bộ Năng lượng là đảm bảo tất cả những hoạt động thăm dò của những nhà thầu của chúng tôi đều được phối hợp với Lực lượng Cảnh sát Biển và Bộ Quốc phòng.”
Dù nhà cầm quyền Philippines vào ngày 31 tháng 7 vừa qua cho rằng có 20 công ty đủ điều kiện đấu thầu 3 ô còn lại, nhưng chỉ có một công ty đấu thầu một ô có tranh chấp. Hai ô kia có hai công ty đấu thầu.
Một số nhà phân tích nói ít công ty đấu thầu là chỉ dấu cho thấy có sự do dự về việc tranh chấp chủ quyền. Bộ trưởng Layug bác bỏ quan điểm này:
“Căn cứ vào các hồ sơ mà chúng tôi nhận được, chúng tôi không thấy có sự ngần ngại nào hay e dè từ phía những công ty quan tâm đến việc khai thác. Trái lại, số công ty quan tâm đối với đề nghị gọi thầu mới đây cao hơn những con số đấu thầu trong 3 lần gọi thầu trước đây cộng lại.”
Ông Layug nói, trên thực tế, ông Vũ Kháng, một cố vấn cao cấp về thị trường Trung Quốc tại FACTS Global Energy, một tổ chức đánh giá mức cầu dầu mỏ trên toàn thế giới, nói rằng căng thẳng mới đây tại Biển Đông là một trở ngại chính đối với các công ty, nhưng trữ lượng dầu khí ở đó vẫn còn sức quyến rũ:
“Có rất nhiều công ty khoan dầu nhỏ sẵn sàng chấp nhận rủi ro vì nhiều lý do. Rủi ro cao cũng có nghĩa là lợi tức cao. Do đó, cuối cùng tùy thuộc vào chính sách của mỗi công ty, tùy thuộc lối cân nhắc những rủi ro của họ.”
Ông lấy ví dụ về số rủi ro cao mang lại lợi nhận cao, đó là khi các công ty dầu mỏ hoạt động tại Vịnh Ba Tư khi vùng này có chiến tranh giữa Iran và Iraq trong những năm 1980.
Ông Ian Storey thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á nói sự phức tạp tại Biển Đông là các quốc gia đều không nhân nhượng trong việc đòi hỏi chủ quyền. Ông cảnh báo tình hình hiện nay “đang đi chệch hướng” có nghĩa là những tranh chấp hiện tại có thể tệ hại hơn trong những năm sắp tới.