SYDNEY, AUSTRALIA —
Trong mấy tuần lễ vừa qua, nhiều người Việt, kể cả công dân Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và thuyền nhân tầm trú, đã bị truy tố và kết án về các tội trồng trọt, chế tạo hoặc nhập khẩu bất hợp pháp các loại ma túy, cá biệt là cần sa / marijuana, thuốc kích thích methylamphetamine, và bạch phiến / heroin.
Đây là những vụ tai tiếng lớn mà giới chức thẩm quyền Liên bang Úc và tại hai tiểu bang Victoria và Queensland đã phá vỡ được. Nhiều nghi can đã bị câu lưu, truy tố hoặc kết án tù. Các đường dây tội phạm này có tính "quốc tế" bao gồm nghi can từ Việt Nam, từ Canada, và Australia.
Gần đây nhất là vụ nhập khẩu bất hợp pháp một số lượng bạch phiến rất lớn từ Việt Nam đến Australia qua cảng Brisbane.
Ba người Việt đã bị tòa Tiểu Hình ở Brisbane bác đơn tại ngoại hậu tra, vì giới chức thẩm quyền e ngại họ sẽ bỏ trốn nếu được tự do tạm.
Theo Công-Tố-Viện liên bang, ba người này là Trần Hoàng Lâm, 21 tuổi (Lam Hoang Tran), Phạm Duy Hòa, 32 tuổi (Duy Hoa Pham), và Đặng Minh Tâm, 47 tuổi (Tam Minh Dang).
Cả ba bị truy tố đã nhập khẩu bất hợp pháp 58 kí-lô bạch phiến heroin, trị giá khoảng 54 triệu đô la Úc, tương đương với 56 triệu đô la Mỹ. Số heroin này được giấu dưới đáy của hai tủ thờ bằng gỗ có chạm xa-cừ và trong một hòm chứa cùng với các vật dụng bàn ghế trong nhà khác.
Khi Tàu Kota Laju từ Việt Nam đến Cảng Brisbane ngày 26 tháng 10, viên chức Hải Quan / Quan Thuế Úc đã khám xét container và phát hiện 78 gói bạch phiến, mỗi gói cân nặng 750 gram. Các viên chức này đã thay thế khối lượng bạch phiến nầy bằng những gói bột bạch phiến giả và cho phép kiện hàng được chuyên chở như dự định đến một địa chỉ bên ngoài thủ phủ Brisbane. Cảnh sát đã bao vây địa điểm và bắt giữ ba người nói trên tại hiện trường. Họ đang bị câu lưu và sẽ trình tòa vào ngày 14 tháng 12 năm 2012.
Vụ thứ hai xảy ra tại Tiểu Bang Victoria và được giải tòa Melbourne hồi cuối tháng 10 năm nay, với bảy nghi can bị cáo buộc chế tạo và buôn bán thuốc kích thích methylamphetamine với một số lượng lớn.
Cả bảy nghi can đều đã không xin tại ngoại hậu tra, vì nếu họ xin, tòa án cũng đã bác đơn, vì theo lời Công-Tố-Viện, đây là một vụ chế tạo buôn bán ma túy rất lớn lao và phức tạp mà công tố viện cần nhiều thời giờ để chuẩn bị hồ sơ.
Theo cáo buộc trình tòa, cảnh sát tiểu bang Victoria đã xin được trát tòa (search warrant) để bao vây và khám xét hai tư gia tại vùng Sunshine West ở ngoại ô thủ phủ Melbourne vào ngày 26 tháng 10, chiếu theo tin tức tình báo do Ủy Hội Chống Tội Phạm Australian Crime Commission cung cấp.
Bảy người đã bị câu lưu, gồm một công dân Canada gốc Việt là Nguyễn Phương Nam, 32 tuổi [Phuon Nam Nguyen], một công dân Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là Bùi Việt Cường, 39 tuổi [Cuong Viet Bui], quê quán ở Hải Phòng, hai người Úc gốc Việt ở tiểu bang NSW là Nguyễn Điền, 38 tuổi [Dien Nguyen] và Phạm Hữu Thành, 39 tuổi [Huu Thanh Pham].
Ba nghi can còn lại mang tên Đông Nam Á, nhưng không phải tên Việt, và cư ngụ tại tiểu bang Nam Úc. Nghi can thứ 8 cũng đã bị bắt. Tất cả nghi can sẽ được xét xử sơ khởi (committal) trước tòa Tiểu Hình Melbourne, dự trù vào ngày 4 tháng 3 năm 2013.
Cảnh sát Victoria cho biết đây là một phối hợp thành công giữa các cơ quan điều tra chống tội phạm tiểu bang và liên bang tại Australia.
Vụ thứ ba cũng đã xảy ra tại tiểu bang Victoria và có vẻ khác thường, vì nghi can bao gồm cả bốn công dân Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, mà hai người đã vượt biển đến Australia với tư cách là thuyền nhân tầm trú (asylum seekers), và hai đối tượng khác là người du lịch cư ngụ bất hợp pháp tại Australia.
Cảnh sát đã bố ráp sáu địa điểm tư gia ở ngoại ô Melbourne và phát hiện, tịch thu trên 1200 cây cần sa marijuana mà các nghi can đã trồng trong khoảng thời gian từ tháng 9 năm 2011 đến tháng 3 năm 2012.
Theo cáo buộc trình tòa, Trần Thế Mỹ, 25 tuổi [The My Tran] và Nguyễn Hùng, 24 tuổi [Hung Nguyen] trước đây đã được Hải Quân Hoàng Gia Úc cứu vớt ở biển khơi và đưa về Trại Tạm Giam Di Trú trên đảo Christmas. Do việc trại Tạm Giam Di Trú Christmas không đủ khả năng giam giữ nhân số đông đảo thuyền nhân tầm trú, nên họ được đưa vào đất liền để được tự do hạn chế theo phương thức giam giữ nơi cộng đồng (community detention).
Trước đây, theo tin Bộ Di Trú Liên Bang, đã có 11 thuyền nhân tầm trú người Việt bỏ trốn khi họ được tự do hạn chế. Trần Thế Mỹ và Nguyễn Hùng nay đã bị bắt và truy tố về tội trồng cần sa với số lượng thương mại.
Bị can thứ ba là Đặng Đình Hưng, 47 tuổi [Hung Dinh Dang] đã đến Australia với visa du lịch để thăm con là du sinh, rồi ở lại bất hợp pháp. Còn bị can thứ tư là Nguyễn Văn Lợi, 30 tuổi, [Van Loi Nguyen] được cha mẹ giúp đỡ tài chính để đến Úc hồi năm 2008 với giấc mơ du học để có đời sống tốt đẹp, nhưng đã cư ngụ bất hợp pháp sau khi visa mãn hạn. Cả bốn bị can đều đã nhận tội trước Tòa.
Trần Thế Mỹ đã bị kết án tối đa ba năm tù và ba bị can khác bị kết án hai năm tù, nhưng họ có thể được thả trước thời hạn nếu có hạnh kiểm tốt trong tù. Tất cả đều sẽ bị trục xuất trở về Việt Nam sau khi mãn án tù.
Chúng tôi đã hỏi ý kiến ông Nguyễn Văn Bon, Chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Victoria về việc các phạm nhân nầy là người Việt tầm trú đã trốn khỏi việc giam giữ nơi cộng đồng để trồng cần sa.
Theo ông Nguyễn Văn Bon, trong lúc đang xin tư cách ti nạn mà lại có những người làm những việc phạm pháp như vậy, thì người ta rất nghi ngờ hồ sơ tị nạn chính trị của cá nhân đó. Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu cũng như ở tại Victoria đã thường xuyên lên án các hành vi phạm pháp của tất cả mọi người. Điều mà chúng ta cần lưu tâm đến là trong những năm gần đây, những người phạm pháp như buôn lậu ma tuý, trồng cần sa, sản xuất thuốc kích thích... Khi bị bắt, cảnh sát thường cho biết là có liên quan đến Việt Nam.Thông thường thì những tổ chức phạm pháp đưọc bố trí rất chặt chẽ, như vậy liệu đây có phải là sự ngẫu nhiên hay đây là sự việc được dàn dựng trước?
Chúng tôi hỏi liệu việc này có thể gây thiệt hại về uy tín và hình ảnh tốt đẹp của cộng đồng Người Việt như thế nào, mặc dù họ không phải là người Úc gốc Việt? Ông Nguyễn Văn Bon nói:
“Những việc làm này không nhiều thì ít sẽ gây ra sự ngộ nhận về những hình ảnh không đúng đắn đối với cộng đồng người Việt, nhưng cũng may, những việc làm phạm pháp này đều được các cơ quan chính phủ điều tra và biết một cách rất rõ ràng. Đồng thời các cơ quan chính phủ cũng đã đưa ra báo chí là những trường hợp phạm pháp, buôn ma túy, trồng cần sa... là có liên quan đến Việt Nam. Bởi vậy, vai trò của cộng đồng chúng ta là phải làm thế nào để giải thích rõ ràng với cộng đồng chính mạch Úc. Tôi tin rằng những đóng góp của cộng đồng chúng ta trong suốt mấy năm qua sẽ chiếm được nhiều sự mến mộ hơn, mặc dù một vài cá nhân này đã có hành vi phạm pháp.”
Australia và Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã ký thỏa hiệp hợp tác chống tội phạm xuyên quốc gia và Tổng Cục Cảnh Sát Liên Bang Australia đã thiết lập một văn phòng liên lạc tại Bộ Công An ở TP.HCM. Thế nhưng, trong 3 vụ án lớn nói trên – đặc biệt là với 58 kí lô bạch phiến/heroin phát xuất từ Việt Nam - người ta không thấy Cảnh Sát Liên Bang Úc nói gì về sự hợp tác này từ phía Việt Nam.
Trong mấy tuần lễ vừa qua, nhiều người Việt, kể cả công dân Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và thuyền nhân tầm trú, đã bị truy tố và kết án về các tội trồng trọt, chế tạo hoặc nhập khẩu bất hợp pháp các loại ma túy, cá biệt là cần sa / marijuana, thuốc kích thích methylamphetamine, và bạch phiến / heroin.
Đây là những vụ tai tiếng lớn mà giới chức thẩm quyền Liên bang Úc và tại hai tiểu bang Victoria và Queensland đã phá vỡ được. Nhiều nghi can đã bị câu lưu, truy tố hoặc kết án tù. Các đường dây tội phạm này có tính "quốc tế" bao gồm nghi can từ Việt Nam, từ Canada, và Australia.
Gần đây nhất là vụ nhập khẩu bất hợp pháp một số lượng bạch phiến rất lớn từ Việt Nam đến Australia qua cảng Brisbane.
Ba người Việt đã bị tòa Tiểu Hình ở Brisbane bác đơn tại ngoại hậu tra, vì giới chức thẩm quyền e ngại họ sẽ bỏ trốn nếu được tự do tạm.
Theo Công-Tố-Viện liên bang, ba người này là Trần Hoàng Lâm, 21 tuổi (Lam Hoang Tran), Phạm Duy Hòa, 32 tuổi (Duy Hoa Pham), và Đặng Minh Tâm, 47 tuổi (Tam Minh Dang).
Cả ba bị truy tố đã nhập khẩu bất hợp pháp 58 kí-lô bạch phiến heroin, trị giá khoảng 54 triệu đô la Úc, tương đương với 56 triệu đô la Mỹ. Số heroin này được giấu dưới đáy của hai tủ thờ bằng gỗ có chạm xa-cừ và trong một hòm chứa cùng với các vật dụng bàn ghế trong nhà khác.
Khi Tàu Kota Laju từ Việt Nam đến Cảng Brisbane ngày 26 tháng 10, viên chức Hải Quan / Quan Thuế Úc đã khám xét container và phát hiện 78 gói bạch phiến, mỗi gói cân nặng 750 gram. Các viên chức này đã thay thế khối lượng bạch phiến nầy bằng những gói bột bạch phiến giả và cho phép kiện hàng được chuyên chở như dự định đến một địa chỉ bên ngoài thủ phủ Brisbane. Cảnh sát đã bao vây địa điểm và bắt giữ ba người nói trên tại hiện trường. Họ đang bị câu lưu và sẽ trình tòa vào ngày 14 tháng 12 năm 2012.
Vụ thứ hai xảy ra tại Tiểu Bang Victoria và được giải tòa Melbourne hồi cuối tháng 10 năm nay, với bảy nghi can bị cáo buộc chế tạo và buôn bán thuốc kích thích methylamphetamine với một số lượng lớn.
Cả bảy nghi can đều đã không xin tại ngoại hậu tra, vì nếu họ xin, tòa án cũng đã bác đơn, vì theo lời Công-Tố-Viện, đây là một vụ chế tạo buôn bán ma túy rất lớn lao và phức tạp mà công tố viện cần nhiều thời giờ để chuẩn bị hồ sơ.
Theo cáo buộc trình tòa, cảnh sát tiểu bang Victoria đã xin được trát tòa (search warrant) để bao vây và khám xét hai tư gia tại vùng Sunshine West ở ngoại ô thủ phủ Melbourne vào ngày 26 tháng 10, chiếu theo tin tức tình báo do Ủy Hội Chống Tội Phạm Australian Crime Commission cung cấp.
Bảy người đã bị câu lưu, gồm một công dân Canada gốc Việt là Nguyễn Phương Nam, 32 tuổi [Phuon Nam Nguyen], một công dân Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là Bùi Việt Cường, 39 tuổi [Cuong Viet Bui], quê quán ở Hải Phòng, hai người Úc gốc Việt ở tiểu bang NSW là Nguyễn Điền, 38 tuổi [Dien Nguyen] và Phạm Hữu Thành, 39 tuổi [Huu Thanh Pham].
Ba nghi can còn lại mang tên Đông Nam Á, nhưng không phải tên Việt, và cư ngụ tại tiểu bang Nam Úc. Nghi can thứ 8 cũng đã bị bắt. Tất cả nghi can sẽ được xét xử sơ khởi (committal) trước tòa Tiểu Hình Melbourne, dự trù vào ngày 4 tháng 3 năm 2013.
Cảnh sát Victoria cho biết đây là một phối hợp thành công giữa các cơ quan điều tra chống tội phạm tiểu bang và liên bang tại Australia.
Vụ thứ ba cũng đã xảy ra tại tiểu bang Victoria và có vẻ khác thường, vì nghi can bao gồm cả bốn công dân Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, mà hai người đã vượt biển đến Australia với tư cách là thuyền nhân tầm trú (asylum seekers), và hai đối tượng khác là người du lịch cư ngụ bất hợp pháp tại Australia.
Cảnh sát đã bố ráp sáu địa điểm tư gia ở ngoại ô Melbourne và phát hiện, tịch thu trên 1200 cây cần sa marijuana mà các nghi can đã trồng trong khoảng thời gian từ tháng 9 năm 2011 đến tháng 3 năm 2012.
Theo cáo buộc trình tòa, Trần Thế Mỹ, 25 tuổi [The My Tran] và Nguyễn Hùng, 24 tuổi [Hung Nguyen] trước đây đã được Hải Quân Hoàng Gia Úc cứu vớt ở biển khơi và đưa về Trại Tạm Giam Di Trú trên đảo Christmas. Do việc trại Tạm Giam Di Trú Christmas không đủ khả năng giam giữ nhân số đông đảo thuyền nhân tầm trú, nên họ được đưa vào đất liền để được tự do hạn chế theo phương thức giam giữ nơi cộng đồng (community detention).
Trước đây, theo tin Bộ Di Trú Liên Bang, đã có 11 thuyền nhân tầm trú người Việt bỏ trốn khi họ được tự do hạn chế. Trần Thế Mỹ và Nguyễn Hùng nay đã bị bắt và truy tố về tội trồng cần sa với số lượng thương mại.
Bị can thứ ba là Đặng Đình Hưng, 47 tuổi [Hung Dinh Dang] đã đến Australia với visa du lịch để thăm con là du sinh, rồi ở lại bất hợp pháp. Còn bị can thứ tư là Nguyễn Văn Lợi, 30 tuổi, [Van Loi Nguyen] được cha mẹ giúp đỡ tài chính để đến Úc hồi năm 2008 với giấc mơ du học để có đời sống tốt đẹp, nhưng đã cư ngụ bất hợp pháp sau khi visa mãn hạn. Cả bốn bị can đều đã nhận tội trước Tòa.
Trần Thế Mỹ đã bị kết án tối đa ba năm tù và ba bị can khác bị kết án hai năm tù, nhưng họ có thể được thả trước thời hạn nếu có hạnh kiểm tốt trong tù. Tất cả đều sẽ bị trục xuất trở về Việt Nam sau khi mãn án tù.
Chúng tôi đã hỏi ý kiến ông Nguyễn Văn Bon, Chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Victoria về việc các phạm nhân nầy là người Việt tầm trú đã trốn khỏi việc giam giữ nơi cộng đồng để trồng cần sa.
Theo ông Nguyễn Văn Bon, trong lúc đang xin tư cách ti nạn mà lại có những người làm những việc phạm pháp như vậy, thì người ta rất nghi ngờ hồ sơ tị nạn chính trị của cá nhân đó. Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu cũng như ở tại Victoria đã thường xuyên lên án các hành vi phạm pháp của tất cả mọi người. Điều mà chúng ta cần lưu tâm đến là trong những năm gần đây, những người phạm pháp như buôn lậu ma tuý, trồng cần sa, sản xuất thuốc kích thích... Khi bị bắt, cảnh sát thường cho biết là có liên quan đến Việt Nam.Thông thường thì những tổ chức phạm pháp đưọc bố trí rất chặt chẽ, như vậy liệu đây có phải là sự ngẫu nhiên hay đây là sự việc được dàn dựng trước?
Chúng tôi hỏi liệu việc này có thể gây thiệt hại về uy tín và hình ảnh tốt đẹp của cộng đồng Người Việt như thế nào, mặc dù họ không phải là người Úc gốc Việt? Ông Nguyễn Văn Bon nói:
“Những việc làm này không nhiều thì ít sẽ gây ra sự ngộ nhận về những hình ảnh không đúng đắn đối với cộng đồng người Việt, nhưng cũng may, những việc làm phạm pháp này đều được các cơ quan chính phủ điều tra và biết một cách rất rõ ràng. Đồng thời các cơ quan chính phủ cũng đã đưa ra báo chí là những trường hợp phạm pháp, buôn ma túy, trồng cần sa... là có liên quan đến Việt Nam. Bởi vậy, vai trò của cộng đồng chúng ta là phải làm thế nào để giải thích rõ ràng với cộng đồng chính mạch Úc. Tôi tin rằng những đóng góp của cộng đồng chúng ta trong suốt mấy năm qua sẽ chiếm được nhiều sự mến mộ hơn, mặc dù một vài cá nhân này đã có hành vi phạm pháp.”
Australia và Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã ký thỏa hiệp hợp tác chống tội phạm xuyên quốc gia và Tổng Cục Cảnh Sát Liên Bang Australia đã thiết lập một văn phòng liên lạc tại Bộ Công An ở TP.HCM. Thế nhưng, trong 3 vụ án lớn nói trên – đặc biệt là với 58 kí lô bạch phiến/heroin phát xuất từ Việt Nam - người ta không thấy Cảnh Sát Liên Bang Úc nói gì về sự hợp tác này từ phía Việt Nam.