Vào những năm 1990, Ukraina giao kho vũ khí hạt nhân của Liên bang Xô Viết cũ lại cho Nga để đổi lấy đảm bảo là Điện Kremlin sẽ tôn trọng chủ quyền của Ukraina. Nhưng giờ một số chuyên gia đặt câu hỏi liệu hành động của Nga tại Ukraina có thể làm xói mòn những nỗ lực ngăn ngừa sự lan rộng của vũ khí hạt nhân hay không.
Theo Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Laurent Fabius, việc Nga chiếm Crimea vi phạm cam kết tôn trọng độc lập chính trị của Ukraina.
Trong cuộc gặp với bộ trưởng ngoại giao Brazil, ông Fabius nói những quốc gia có vũ khí hạt nhân có thể không muốn từ bỏ và những quốc gia không có vũ khí hạt nhân có thể muốn có để bảo vệ lãnh thổ.
Nhiều người cho rằng Nga đã vi phạm Bản Ghi nhớ Budapest năm 1994, trong đó có ông James Goldgeier, khoa trưởng khoa Quốc tế của trường Đại học American ở Washington.
“Nga, Anh và Hoa Kỳ trên thực tế đã đảm bảo sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền chính trị của Ukraina. Đã có một thỏa thuận không bức ép về kinh tế. Đây rõ ràng là vi phạm thỏa thuận này,” ông Goldgeier nói.
Ông nói thêm việc này có thể có tác động đáng sợ đối với những nỗ lực không phổ biến vũ khí hạt nhân:
“Việc này căn bản gửi đi một tín hiệu cho các nước khác là hãy suy nghĩ kỹ về việc từ bỏ vũ khí hạt nhân hoặc không theo đuổi vũ khí hạt nhân. Vì nếu Ukraina có vũ khí hạt nhân, Nga sẽ không có hành động chống lại Ukraina.”
Ông Daryl Kimball, người đứng đầu Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí, nói Bản Ghi nhớ Budapest không phải là là cam kết của phương Tây bảo vệ chủ quyền của Ukraina bằng vũ lực. Tuy nhiên ông nói thêm hành động của Nga có thể chính là vấn đề.
“Tuy nhiên tôi nghĩ biến cố này, nếu không được Hoa Kỳ và Nga và các đồng minh của chúng ta tại châu Âu giải quyết thích đáng, có thể làm lay chuyển lòng tin trong việc đảm bảo an ninh mà các cường quốc hạt nhân P-5 đã công bố.”
P-5 là 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
Ông John Haines thuộc Viện Nghiên cứu Chính sách Đối Ngoại nói với Đài VOA từ Philadelphia rằng Ukraina không muốn giữ vũ khí hạt nhân:
“Đây là kho vũ khí ở trong tình trạng bảo trì kém, khó bảo dưỡng và có thể mang lại những rủi ro nội bộ tại Ukraina hơn là có tác động răn đe đối với các quốc gia khác.”
Ông Daryl Kimball nói các nước khác có thể từ bỏ vũ khí hạt nhân sẽ căn cứ vào những yếu tố khác để đưa ra quyết định:
“Những nước có khả năng loại bỏ kho vũ khí hạt nhân, kể cả Bắc Triều Tiên, sẽ làm như vậy dựa theo những sự sắp xếp vượt ra ngoài những tài liệu chính trị qui định một số đảm bảo an ninh nào đó.”
Ông Kimball nói vẫn chưa rõ hậu quả của những hành động của Nga nhắm vào Ukraina sẽ có ảnh hưởng như thế nào đối với những nỗ lực không phổ biến vũ khí hạt nhân toàn cầu.
Theo Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Laurent Fabius, việc Nga chiếm Crimea vi phạm cam kết tôn trọng độc lập chính trị của Ukraina.
Trong cuộc gặp với bộ trưởng ngoại giao Brazil, ông Fabius nói những quốc gia có vũ khí hạt nhân có thể không muốn từ bỏ và những quốc gia không có vũ khí hạt nhân có thể muốn có để bảo vệ lãnh thổ.
Nhiều người cho rằng Nga đã vi phạm Bản Ghi nhớ Budapest năm 1994, trong đó có ông James Goldgeier, khoa trưởng khoa Quốc tế của trường Đại học American ở Washington.
“Nga, Anh và Hoa Kỳ trên thực tế đã đảm bảo sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền chính trị của Ukraina. Đã có một thỏa thuận không bức ép về kinh tế. Đây rõ ràng là vi phạm thỏa thuận này,” ông Goldgeier nói.
Ông nói thêm việc này có thể có tác động đáng sợ đối với những nỗ lực không phổ biến vũ khí hạt nhân:
“Việc này căn bản gửi đi một tín hiệu cho các nước khác là hãy suy nghĩ kỹ về việc từ bỏ vũ khí hạt nhân hoặc không theo đuổi vũ khí hạt nhân. Vì nếu Ukraina có vũ khí hạt nhân, Nga sẽ không có hành động chống lại Ukraina.”
Ông Daryl Kimball, người đứng đầu Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí, nói Bản Ghi nhớ Budapest không phải là là cam kết của phương Tây bảo vệ chủ quyền của Ukraina bằng vũ lực. Tuy nhiên ông nói thêm hành động của Nga có thể chính là vấn đề.
“Tuy nhiên tôi nghĩ biến cố này, nếu không được Hoa Kỳ và Nga và các đồng minh của chúng ta tại châu Âu giải quyết thích đáng, có thể làm lay chuyển lòng tin trong việc đảm bảo an ninh mà các cường quốc hạt nhân P-5 đã công bố.”
P-5 là 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
Ông John Haines thuộc Viện Nghiên cứu Chính sách Đối Ngoại nói với Đài VOA từ Philadelphia rằng Ukraina không muốn giữ vũ khí hạt nhân:
“Đây là kho vũ khí ở trong tình trạng bảo trì kém, khó bảo dưỡng và có thể mang lại những rủi ro nội bộ tại Ukraina hơn là có tác động răn đe đối với các quốc gia khác.”
Ông Daryl Kimball nói các nước khác có thể từ bỏ vũ khí hạt nhân sẽ căn cứ vào những yếu tố khác để đưa ra quyết định:
“Những nước có khả năng loại bỏ kho vũ khí hạt nhân, kể cả Bắc Triều Tiên, sẽ làm như vậy dựa theo những sự sắp xếp vượt ra ngoài những tài liệu chính trị qui định một số đảm bảo an ninh nào đó.”
Ông Kimball nói vẫn chưa rõ hậu quả của những hành động của Nga nhắm vào Ukraina sẽ có ảnh hưởng như thế nào đối với những nỗ lực không phổ biến vũ khí hạt nhân toàn cầu.