Trước những thái độ gây hấn ngang ngược và hung bạo của Trung Quốc ở Biển Đông, nhà cầm quyền Việt Nam, cho đến nay, vẫn giữ hai chủ trương chính:
Một, với Trung Quốc, tiếp tục hòa nhã, không những tránh né những hành động trực diện phê phán, tố cáo hay phản đối mà còn, thậm chí, xum xoe đề cao quan hệ láng giềng tốt đẹp giữa hai nước xã hội chủ nghĩa với nhau.
Hai, với dân chúng Việt Nam thì cương quyết cấm đoán tất cả mọi động thái bày tỏ sự bất mãn hay phản đối đối với Trung Quốc, thẳng tay đàn áp bất cứ người nào muốn bày tỏ điều đó dưới hình thức bài viết cũng như biểu tình.
Biện hộ cho hai chủ trương ấy, nhà cầm quyền Việt Nam nêu lên hai lý do chính: Một, công việc đối phó với Trung Quốc là công việc của đảng và nhà nước. Hai, chính sách của nhà cầm quyền là tìm cách giải quyết mâu thuẫn một cách hòa bình, êm thắm. Biện minh cho chính sách này, bộ máy tuyên truyền của Việt Nam thường nói: Việt Nam cần hòa bình để phát triển. Để hòa bình, họ sẵn sàng nhẫn nhục để khỏi tạo ra một cuộc chiến tranh mới ở Việt Nam. Giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Nói tóm lại, lập luận của nhà cầm quyền Việt Nam là thế này: Nếu chính quyền lên án Trung Quốc gay gắt quá, Trung Quốc sẽ tấn công Việt Nam. Nếu dân chúng xuống đường biểu tình chống Trung Quốc, Trung Quốc sẽ tấn công Việt Nam. Nếu mọi người, trên các trang mạng của mình, xúm vào vạch bộ mặt thật của Trung Quốc quá, Trung Quốc sẽ tấn công Việt Nam.
Bởi vậy, để tránh các cuộc tấn công ấy, mọi người hãy nhẫn nhục. Không được phê phán Trung Quốc. Không được biểu tình chống Trung Quốc.
Ở đây, có ba điều đáng bàn.
Thứ nhất, liệu Trung Quốc có tấn công Việt Nam hay không? Câu trả lời: Có thể. Trung Quốc đang muốn làm bá chủ trên mặt biển, ít nhất trong khu vực châu Á, để bảo vệ các tuyến đường hàng hải liên quan đến nền kinh tế đang phát triển của họ. Hơn nữa, họ cũng muốn phô trương thanh thế và quyền lực với thế giới.
Để đạt được hai mục tiêu ấy, Trung Quốc có ba đối tượng chính: Nhật, Philippines và Việt Nam. Lâu nay, dư luận thế giới tập trung nhiều nhất vào các tranh chấp giữa Trung Quốc với hai nước Nhật và Philippines. Có lúc ngỡ như chiến tranh giữa họ sẽ bùng nổ.
Nhưng thật ra, đó chỉ là những mặt trận giả. Rất ít có khả năng Trung Quốc tấn công Nhật hay Philippines. Có ba lý do chính: Một, các vùng tranh chấp giữa họ với nhau không có ý nghĩa chiến lược lớn. Đó là những hòn đảo nhỏ không có vai trò lớn trên bàn cờ địa-chính trị. Hai, cả hai đều là những đồng minh thân cận của Mỹ; riêng Nhật, tự bản thân nó, đã là một cường quốc, không dễ gì Trung Quốc chế ngự được. Và ba, vì hai lý do ấy, tấn công Nhật hay Philippines, với Trung Quốc, là một quyết định đầy rủi ro.
Để đạt hai mục tiêu chiến lược nêu trên, Việt Nam là một đối tượng dễ dàng nhất đối với Trung Quốc. Vùng tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược lớn: không những chỉ là các hòn đảo mà còn cả một vùng biển mênh mông đồng thời cũng là một con đường hàng hải mang tính chiến lược không những trong khu vực mà còn cả trên thế giới. Hơn nữa, Việt Nam lại là một nước yếu, và, quan trọng nhất, hầu như hoàn toàn bị cô lập. Việt Nam không có đồng minh thực sự. Sẽ không có nước nào nhảy ra giúp Việt Nam trong cuộc đối đầu quân sự với Trung Quốc cả. Chấp nhận đánh nhau với Nhật hay Philippines là chấp nhận đánh nhau với Mỹ. Đánh Việt Nam thì chỉ đánh một nước. Không những vậy, với sự trở cờ của Campuchia, đó là một nước bị Trung Quốc bao vây, từ đất liền cũng như từ biển cả.
Tuy nhiên, từ những tính toán như vậy đến một quyết định tấn công thực sự không phải là điều dễ dàng. Có vô số khó khăn và bất trắc cho Trung Quốc. Một là, chính quyền Việt Nam có thể hèn nhưng dân chúng Việt Nam lại không hèn. Đánh Việt Nam, Trung Quốc phải chấp nhận một cuộc chiến tranh lâu dài, không biết bao giờ mới kết thúc. Hai là, đánh Việt Nam, Trung Quốc không phải trực tiếp đương đầu với Mỹ nhưng lại đương đầu với cả thế giới: Trung Quốc hiện ra như một hung thần, một sự đe dọa. Mà Trung Quốc thì lại chưa thể, và có lẽ, cũng chưa muốn xuất hiện với tư cách ấy. Họ chưa đủ mạnh để làm điều đó. Họ đang cần mua chuộc tình cảm của thế giới. Để cạnh tranh với Mỹ, họ ở trong thế lưỡng nan: một mặt, họ phải chứng tỏ sức mạnh; mặt khác, họ phải chứng tỏ có một bảng giá trị nhân văn và nhân đạo để được mọi người chấp nhận. Chứ không phải như một thế lực man rợ.
Thứ hai, khả năng Trung Quốc tấn công Việt Nam chỉ là 50-50. Nhưng có điều chắc chắn: Trung Quốc không thể sử dụng sự phê phán hay phản đối của dân chúng như một cái cớ để gây chiến được. Chưa có nước nào dám sử dụng điều đó như cái cớ để gây ra chiến tranh cả. Làm như vậy là mất chính nghĩa ngay từ đầu: Một trong những dấu chỉ của văn minh thời hiện đại là người ta chỉ gây chiến với một bộ máy lãnh đạo chứ không phải với nhân dân các nước khác. Gây chiến với nhân dân một nước khác, dù muốn hay không, cũng phải được hiểu là âm mưu diệt chủng.
Bởi vậy, cho các sự phê phán hay biểu tình chống Trung Quốc có khả năng dẫn đến chiến tranh là điều vô nghĩa. Một cách hù dọa. Cho một tính toán gì khác.
Thứ ba, dù không ai muốn xảy ra chiến tranh, nhưng có thể vì thế mà chấp nhận nhục nhã hay không? Hơn nữa, chấp nhận nhục nhã như vậy liệu có tránh được nguy cơ mất chủ quyền, trước hết, trên đảo và vùng biển, và sau đó, trên toàn bộ lãnh thổ của mình hay không? Cuối cùng, khi chấp nhận mất dần dần như vậy mà không có sự kháng cự nào thì liệu người ta có thể tìm một sự bào chữa nào trước lịch sử được không?
Đối với một nước, nỗ lực tránh chiến tranh và nỗ lực bảo vệ danh dự quốc gia phải được đặt ngang hàng với nhau.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Một, với Trung Quốc, tiếp tục hòa nhã, không những tránh né những hành động trực diện phê phán, tố cáo hay phản đối mà còn, thậm chí, xum xoe đề cao quan hệ láng giềng tốt đẹp giữa hai nước xã hội chủ nghĩa với nhau.
Hai, với dân chúng Việt Nam thì cương quyết cấm đoán tất cả mọi động thái bày tỏ sự bất mãn hay phản đối đối với Trung Quốc, thẳng tay đàn áp bất cứ người nào muốn bày tỏ điều đó dưới hình thức bài viết cũng như biểu tình.
Biện hộ cho hai chủ trương ấy, nhà cầm quyền Việt Nam nêu lên hai lý do chính: Một, công việc đối phó với Trung Quốc là công việc của đảng và nhà nước. Hai, chính sách của nhà cầm quyền là tìm cách giải quyết mâu thuẫn một cách hòa bình, êm thắm. Biện minh cho chính sách này, bộ máy tuyên truyền của Việt Nam thường nói: Việt Nam cần hòa bình để phát triển. Để hòa bình, họ sẵn sàng nhẫn nhục để khỏi tạo ra một cuộc chiến tranh mới ở Việt Nam. Giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Nói tóm lại, lập luận của nhà cầm quyền Việt Nam là thế này: Nếu chính quyền lên án Trung Quốc gay gắt quá, Trung Quốc sẽ tấn công Việt Nam. Nếu dân chúng xuống đường biểu tình chống Trung Quốc, Trung Quốc sẽ tấn công Việt Nam. Nếu mọi người, trên các trang mạng của mình, xúm vào vạch bộ mặt thật của Trung Quốc quá, Trung Quốc sẽ tấn công Việt Nam.
Bởi vậy, để tránh các cuộc tấn công ấy, mọi người hãy nhẫn nhục. Không được phê phán Trung Quốc. Không được biểu tình chống Trung Quốc.
Ở đây, có ba điều đáng bàn.
Thứ nhất, liệu Trung Quốc có tấn công Việt Nam hay không? Câu trả lời: Có thể. Trung Quốc đang muốn làm bá chủ trên mặt biển, ít nhất trong khu vực châu Á, để bảo vệ các tuyến đường hàng hải liên quan đến nền kinh tế đang phát triển của họ. Hơn nữa, họ cũng muốn phô trương thanh thế và quyền lực với thế giới.
Để đạt được hai mục tiêu ấy, Trung Quốc có ba đối tượng chính: Nhật, Philippines và Việt Nam. Lâu nay, dư luận thế giới tập trung nhiều nhất vào các tranh chấp giữa Trung Quốc với hai nước Nhật và Philippines. Có lúc ngỡ như chiến tranh giữa họ sẽ bùng nổ.
Nhưng thật ra, đó chỉ là những mặt trận giả. Rất ít có khả năng Trung Quốc tấn công Nhật hay Philippines. Có ba lý do chính: Một, các vùng tranh chấp giữa họ với nhau không có ý nghĩa chiến lược lớn. Đó là những hòn đảo nhỏ không có vai trò lớn trên bàn cờ địa-chính trị. Hai, cả hai đều là những đồng minh thân cận của Mỹ; riêng Nhật, tự bản thân nó, đã là một cường quốc, không dễ gì Trung Quốc chế ngự được. Và ba, vì hai lý do ấy, tấn công Nhật hay Philippines, với Trung Quốc, là một quyết định đầy rủi ro.
Để đạt hai mục tiêu chiến lược nêu trên, Việt Nam là một đối tượng dễ dàng nhất đối với Trung Quốc. Vùng tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược lớn: không những chỉ là các hòn đảo mà còn cả một vùng biển mênh mông đồng thời cũng là một con đường hàng hải mang tính chiến lược không những trong khu vực mà còn cả trên thế giới. Hơn nữa, Việt Nam lại là một nước yếu, và, quan trọng nhất, hầu như hoàn toàn bị cô lập. Việt Nam không có đồng minh thực sự. Sẽ không có nước nào nhảy ra giúp Việt Nam trong cuộc đối đầu quân sự với Trung Quốc cả. Chấp nhận đánh nhau với Nhật hay Philippines là chấp nhận đánh nhau với Mỹ. Đánh Việt Nam thì chỉ đánh một nước. Không những vậy, với sự trở cờ của Campuchia, đó là một nước bị Trung Quốc bao vây, từ đất liền cũng như từ biển cả.
Tuy nhiên, từ những tính toán như vậy đến một quyết định tấn công thực sự không phải là điều dễ dàng. Có vô số khó khăn và bất trắc cho Trung Quốc. Một là, chính quyền Việt Nam có thể hèn nhưng dân chúng Việt Nam lại không hèn. Đánh Việt Nam, Trung Quốc phải chấp nhận một cuộc chiến tranh lâu dài, không biết bao giờ mới kết thúc. Hai là, đánh Việt Nam, Trung Quốc không phải trực tiếp đương đầu với Mỹ nhưng lại đương đầu với cả thế giới: Trung Quốc hiện ra như một hung thần, một sự đe dọa. Mà Trung Quốc thì lại chưa thể, và có lẽ, cũng chưa muốn xuất hiện với tư cách ấy. Họ chưa đủ mạnh để làm điều đó. Họ đang cần mua chuộc tình cảm của thế giới. Để cạnh tranh với Mỹ, họ ở trong thế lưỡng nan: một mặt, họ phải chứng tỏ sức mạnh; mặt khác, họ phải chứng tỏ có một bảng giá trị nhân văn và nhân đạo để được mọi người chấp nhận. Chứ không phải như một thế lực man rợ.
Thứ hai, khả năng Trung Quốc tấn công Việt Nam chỉ là 50-50. Nhưng có điều chắc chắn: Trung Quốc không thể sử dụng sự phê phán hay phản đối của dân chúng như một cái cớ để gây chiến được. Chưa có nước nào dám sử dụng điều đó như cái cớ để gây ra chiến tranh cả. Làm như vậy là mất chính nghĩa ngay từ đầu: Một trong những dấu chỉ của văn minh thời hiện đại là người ta chỉ gây chiến với một bộ máy lãnh đạo chứ không phải với nhân dân các nước khác. Gây chiến với nhân dân một nước khác, dù muốn hay không, cũng phải được hiểu là âm mưu diệt chủng.
Bởi vậy, cho các sự phê phán hay biểu tình chống Trung Quốc có khả năng dẫn đến chiến tranh là điều vô nghĩa. Một cách hù dọa. Cho một tính toán gì khác.
Thứ ba, dù không ai muốn xảy ra chiến tranh, nhưng có thể vì thế mà chấp nhận nhục nhã hay không? Hơn nữa, chấp nhận nhục nhã như vậy liệu có tránh được nguy cơ mất chủ quyền, trước hết, trên đảo và vùng biển, và sau đó, trên toàn bộ lãnh thổ của mình hay không? Cuối cùng, khi chấp nhận mất dần dần như vậy mà không có sự kháng cự nào thì liệu người ta có thể tìm một sự bào chữa nào trước lịch sử được không?
Đối với một nước, nỗ lực tránh chiến tranh và nỗ lực bảo vệ danh dự quốc gia phải được đặt ngang hàng với nhau.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.