Ông Surya Subedi tuyên bố mục đích chính của chuyến đi thăm lần thứ Năm này là để đánh giá xem thành tích của quốc hội ra sao trong việc tôn trọng quyền của người dân thường ở Campuchia.
Ông Subedi nói rằng tuy nhân quyền đã được cải thiện ở một số khu vực, thì rõ ràng là trong các lãnh vực khác như quyền sở hữu đất và tự do phát biểu đã không được như vậy.
Đảng cầm quyền của Campuchia hiện nắm hơn 2/3 số ghế tại Quốc hội. Phe đối lập than phiền rằng sự kiện này giúp quốc hội thông qua các luật lệ mà không cần xét đến sự quan tâm của bất kỳ ai.
Các dân biểu đối lập đã lên tiếng về một số vấn đề trước đây nhận thấy họ bị tước mất quyền miễn tố của các thành viên quốc hội và thậm chí còn bị kết tội vì đã bàn đến các vấn đề mang tầm quan trọng quốc gia. Ông Subedi nói hành động thuộc loại này không mang nội dung dân chủ.
Ông Subedi cho biết ông đã thảo luận vấn đề tước quyền miễn tố quốc hội với người đứng đầu cơ quan lập pháp, là ông Heng Samrin thuộc đảng cầm quyền. Ông này đáp lại rằng viện lập pháp chỉ tuần hành các nội quy của chính cơ quan này.
Ông Subedi nói: “Nhưng tôi đang cứu xét chính các quy định nội bộ và thủ tục để xem chúng phù hợp đến mức nào với các nghĩa vụ quốc tế về nhân quyền của Campuchia.”
Ông nói đã có một vài diễn biến tích cực, như sự kiện chính phủ đã tham khảo ý kiến với xã hội dân sự và các công đoàn về những dự luật còn đang được cứu xét sẽ ảnh hưởng đến họ.
Nhưng ông cảnh báo rằng bàn luận chưa phải là đủ – chính phủ cần phải chứng tỏ là đang tiếp nhận các mối quan ngại của người khác.
Trong thời gian ở Campuchia, ông Subedi đã gặp các giới chức cấp cao trong chính phủ, cũng như các cơ quan cấp viện, các đại diện xã hội dân sự, các thành viên của chính đảng đối lập và người dân thường Campuchia.
Và ông nhấn mạnh rằng quyền sở hữu nhà đất đã là một trong những mối quan ngại chính kể từ khi ông nhận chức đặc sứ Liên hiệp quốc về nhân quyền cách đây 2 năm.
Ông Subedi nói: “Vấn đề chưa chấm dứt. Người giàu có và thế lục chiếm dụng đất đã là một vấn đề, và các hình thức nhượng đất khác đã tác động đến quyền lợi của những người dân bản thổ sống ở các vùng nông thôn.”
Hiến pháp Campuchia có quy định về quyền tự do phát biểu nhưng quyền đó thường bị ém nhẹm bởi điều mà các giới chức gọi là nhu cầu về an ninh công cộng. Trước đây trong năm, ông Subedi đã bầy tỏ quan ngại rằng khoảng trống để bầy tỏ sự chỉ trích chính phủ đang thu hẹp. Ông nói ông không thấy tình hình khả quan hơn.
Ông Subedi nói tiếp: “Tôi e là tình hình chưa thay đổi tại nước này về mặt quyền tự do phát biểu. Đó là điều tôi muốn thấy đạt được tiến bộ.”
Ông Subedi sẽ đệ trình báo cáo lên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại Geneva vào tháng 9.
Ðặc sứ LHQ lo ngại về vấn đề đất đai, quyền tự do phát biểu ở Campuchia
- Robert Carmichael
Hôm nay, báo cáo viên Đặc biệt về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc đã kết thúc chuyến đi lần thứ 5 đến Campuchia và bày tỏ sự lo ngại về tình trạng thiếu tiến bộ trong quyền sở hữu đất đai và tự do phát biểu. Từ Phnom Penh, thông tín viên VOA Robert Carmichael ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.
Liên quan
Đọc nhiều nhất
1