Nhu cầu tăng vọt về lương thực cho cả người lẫn gia súc, và hoa mầu dùng làm nhiên liệu đang thúc đẩy một cuộc chạy đua giành đất ở nhiều nơi trong thế giới đang phát triển. Các nhà đầu tư đang đổ tiền vào những vụ mua đất nông nghiệp đại quy mô ở châu Phi, châu Á, các nước thuộc Liên bang Sô viết cũ và những nơi khác. Một bản phúc trình mới của Liên Hiệp Quốc nói rằng đầu tư vào nông nghiêp là điều cấp thiết để giúp các nước đang phát triển cải thiện sản xuất thực phẩm và cung cấp công ăn việc làm. Nhưng các chuyên gia nói các vụ mua đất lớn này có thể cũng đem lại các hậu quả tiêu cực, nhất là đối với những người sống trên vùng đất đó.
Vùng Gambella ở Ethiopia là nơi có một số đất nông nghiệp tốt nhất còn lại trên Trái đất. Chính phủ Ethiopia cho biết đã cho các nhà đầu tư nước ngoài thuê hơn 225 ngàn hecta; họ đã bỏ hơn 2 tỷ đôla vào các thỏa thuận mướn đầt đó.
Các giới chức Ethiopia nói đây chính là loại phát triển nông nghiệp mà đất nước cần đến để hiện đại hóa nghề nông, cải thiện sản xuất thực phẩm và cung cấp công ăn việc làm.
Ông Obang Metho lớn lên ở Gambella. Ông nhìn mọi việc khác thế:
“Tôi không nói với quan điểm chống đầu tư. Nhưng tôi chống nạn cướp ngày. Những gì đang diễn ra ở châu Phi là ăn cướp.”
Ông Metho đứng đầu Phong trào Ðoàn kết cho một nước Ethiopia Mới, một tổ chức tranh đấu có trụ sở ở Washington. Ông nói nông dân ở Gambella đã bị đẩy ra khỏi mảnh đất của mình để nhường chỗ cho các công ty từ Trung Quốc, Ấn Ðộ và Ả Rập Sê-út đang xuất khẩu thu hoạch trở về nước họ. Tổ chức Human Rights Watch ước tính 42% đất trong vùng này được cho thuê hay rao bán.
Ông Metho nói đó là một vấn đề nghiêm trọng đối với một nước như Ethiopia, với các vấn đề đói kém của chính mình:
“Nếu họ có đất để nhường cho người Ấn Ðộ, hay người Ả Rập hay người Trung Quốc đến đây, thì tại sao Ethiopia không dùng đất này để nuôi sống người Ethiopia?”
Ðại sứ quán Ethiopia ở Washington nói họ không dời cư các nông dân có ít đất, và quan tâm rất nhiều đến việc không xâm phạm vào quyền của người dân ở địa phương.
Song các vụ mua bán đất đại quy mô ở các nước đang phát triển đã trở nên thông thường hơn trong những năm gần đây vào lúc giá các mặt hàng lương thực tăng vọt. Giới chỉ trích gọi những vụ này là “cướp đất.”
Ông Michael Kugelman nói:
“Cướp đất có vẻ là một cụm từ gây tranh cãi, nhưng theo tôi, trong trường hợp này nó rất chính xác.”
Ông Michael Kugelman là trưởng ban biên tập của cuốn sách The Global Farms Race, tạm dịch là Cuộc Chạy đua Nông nghiệp Toàn cầu, một cuốn sách mới về đầu tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm.
Ông nói các nước nhập khẩu thực phẩm đang mưu tìm đất nông nghiệp ở ngoại quốc để hạn chế việc bị phơi bày ra các thị trường nhiều biến động trên thế giới. Ông nói:
“Các nước nhập thực phẩm này cũng thiếu đất và nước để tự túc làm nghề nông. Vì thế họ đi qua các nước sẵn sàng tiếp đón họ.”
Các số liệu còn sơ sài, nhưng ước luợng số đất cho thuê lên tới hàng chục triệu hecta trên toàn thế giới. “Và hình ảnh khá lẫn lộn,” theo nhân định của ông Kwame Sudaram, trường ban phát triển kinh xã tại Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc FAO.
Trong một bản phúc trình mới, FAO nói đầu tư vào nông nghiệp là cần thiết ở các nước chủ trương các vụ mua bán đất này. Nhưng ông Sundaram nói đây có thể không phải luôn luôn là cách tốt nhất:
“Mua đất là một trong các loại đầu tư khó khăn nhất để đem lại các kết quả theo ý muốn mà chúng ta đã định, như an toàn thực phẩm, phát triển kinh tế địa phương, vân vân…”
Ông Michael Kugelman nói lợi ích về an toàn thực phẩm và phát triển kinh tế hứa hẹn với những người ở nước chủ nhà đã không trở thành hiện thực. Nhưng theo ông, nhiều chính phủ đã được hưởng lợi. Ông nói:
“Nhiều chính phủ ở các nước chủ trì những vụ mua bán rất tham nhũng, họ không được mấy dân chủ, và họ chỉ cần bỏ túi một phần lợi lộc từ các vụ đầu tư này là vui rồi.”
Và một số vụ đầu tư này đang châm ngòi cho xung đột.
Các tổ chức quốc tế, kể cả FAO và Ngân hàng Thế giới, đã khai triển các hướng dẫn tự nguyện cho việc đầu tư đất đai có trách nhiệm để tìm cách giải quyết vấn đề.
Ông Jomo Sundaram của FAO nói rằng chính cộng đồng đầu tư cũng muốn có các hướng dẫn đó:
“Có khá nhiều nhu cầu của khu vực tư nhân muốn có các hướng dẫn giúp họ bảo vệ các khoản đầu của chính họ.”
Nhưng ông Obang Metho của Phong trào Ðoàn kết cho một nước Ethiopia Mới nghi ngờ rằng các hướng dẫn tự nguyện đó sẽ thay đổi được lối hành xử của các chính phủ tham nhũng và độc tài:
“Chừng nào mà chế độ còn không tôn trọng quyền của nhân dân họ, thì chẳng có gì đem lại hiệu quả hết.”
Trong khi đó, nhu cầu về thực phẩm gia tăng sẽ tiếp tục thúc đẩy sự cạnh tranh ráo riết để giành lấy số đất hạn chế còn lại để mà trồng trọt thực phẩm.
Vùng Gambella ở Ethiopia là nơi có một số đất nông nghiệp tốt nhất còn lại trên Trái đất. Chính phủ Ethiopia cho biết đã cho các nhà đầu tư nước ngoài thuê hơn 225 ngàn hecta; họ đã bỏ hơn 2 tỷ đôla vào các thỏa thuận mướn đầt đó.
Các giới chức Ethiopia nói đây chính là loại phát triển nông nghiệp mà đất nước cần đến để hiện đại hóa nghề nông, cải thiện sản xuất thực phẩm và cung cấp công ăn việc làm.
Ông Obang Metho lớn lên ở Gambella. Ông nhìn mọi việc khác thế:
“Tôi không nói với quan điểm chống đầu tư. Nhưng tôi chống nạn cướp ngày. Những gì đang diễn ra ở châu Phi là ăn cướp.”
Ông Metho đứng đầu Phong trào Ðoàn kết cho một nước Ethiopia Mới, một tổ chức tranh đấu có trụ sở ở Washington. Ông nói nông dân ở Gambella đã bị đẩy ra khỏi mảnh đất của mình để nhường chỗ cho các công ty từ Trung Quốc, Ấn Ðộ và Ả Rập Sê-út đang xuất khẩu thu hoạch trở về nước họ. Tổ chức Human Rights Watch ước tính 42% đất trong vùng này được cho thuê hay rao bán.
Ông Metho nói đó là một vấn đề nghiêm trọng đối với một nước như Ethiopia, với các vấn đề đói kém của chính mình:
“Nếu họ có đất để nhường cho người Ấn Ðộ, hay người Ả Rập hay người Trung Quốc đến đây, thì tại sao Ethiopia không dùng đất này để nuôi sống người Ethiopia?”
Ðại sứ quán Ethiopia ở Washington nói họ không dời cư các nông dân có ít đất, và quan tâm rất nhiều đến việc không xâm phạm vào quyền của người dân ở địa phương.
Song các vụ mua bán đất đại quy mô ở các nước đang phát triển đã trở nên thông thường hơn trong những năm gần đây vào lúc giá các mặt hàng lương thực tăng vọt. Giới chỉ trích gọi những vụ này là “cướp đất.”
Ông Michael Kugelman nói:
“Cướp đất có vẻ là một cụm từ gây tranh cãi, nhưng theo tôi, trong trường hợp này nó rất chính xác.”
Ông Michael Kugelman là trưởng ban biên tập của cuốn sách The Global Farms Race, tạm dịch là Cuộc Chạy đua Nông nghiệp Toàn cầu, một cuốn sách mới về đầu tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm.
Ông nói các nước nhập khẩu thực phẩm đang mưu tìm đất nông nghiệp ở ngoại quốc để hạn chế việc bị phơi bày ra các thị trường nhiều biến động trên thế giới. Ông nói:
“Các nước nhập thực phẩm này cũng thiếu đất và nước để tự túc làm nghề nông. Vì thế họ đi qua các nước sẵn sàng tiếp đón họ.”
Các số liệu còn sơ sài, nhưng ước luợng số đất cho thuê lên tới hàng chục triệu hecta trên toàn thế giới. “Và hình ảnh khá lẫn lộn,” theo nhân định của ông Kwame Sudaram, trường ban phát triển kinh xã tại Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc FAO.
Trong một bản phúc trình mới, FAO nói đầu tư vào nông nghiệp là cần thiết ở các nước chủ trương các vụ mua bán đất này. Nhưng ông Sundaram nói đây có thể không phải luôn luôn là cách tốt nhất:
“Mua đất là một trong các loại đầu tư khó khăn nhất để đem lại các kết quả theo ý muốn mà chúng ta đã định, như an toàn thực phẩm, phát triển kinh tế địa phương, vân vân…”
Ông Michael Kugelman nói lợi ích về an toàn thực phẩm và phát triển kinh tế hứa hẹn với những người ở nước chủ nhà đã không trở thành hiện thực. Nhưng theo ông, nhiều chính phủ đã được hưởng lợi. Ông nói:
“Nhiều chính phủ ở các nước chủ trì những vụ mua bán rất tham nhũng, họ không được mấy dân chủ, và họ chỉ cần bỏ túi một phần lợi lộc từ các vụ đầu tư này là vui rồi.”
Và một số vụ đầu tư này đang châm ngòi cho xung đột.
Các tổ chức quốc tế, kể cả FAO và Ngân hàng Thế giới, đã khai triển các hướng dẫn tự nguyện cho việc đầu tư đất đai có trách nhiệm để tìm cách giải quyết vấn đề.
Ông Jomo Sundaram của FAO nói rằng chính cộng đồng đầu tư cũng muốn có các hướng dẫn đó:
“Có khá nhiều nhu cầu của khu vực tư nhân muốn có các hướng dẫn giúp họ bảo vệ các khoản đầu của chính họ.”
Nhưng ông Obang Metho của Phong trào Ðoàn kết cho một nước Ethiopia Mới nghi ngờ rằng các hướng dẫn tự nguyện đó sẽ thay đổi được lối hành xử của các chính phủ tham nhũng và độc tài:
“Chừng nào mà chế độ còn không tôn trọng quyền của nhân dân họ, thì chẳng có gì đem lại hiệu quả hết.”
Trong khi đó, nhu cầu về thực phẩm gia tăng sẽ tiếp tục thúc đẩy sự cạnh tranh ráo riết để giành lấy số đất hạn chế còn lại để mà trồng trọt thực phẩm.