LONDON —
Trong thập niên qua, London đã chứng tỏ sức hấp dẫn đối với những người Nga giàu có. Thông tín viên VOA Henry Ridgwell tường thuật rằng hàng tỉ rúp đổ vào thành phố London có thể bị đe dọa, vì Anh đang cân nhắc tới những biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga theo sau việc sát nhập Crimea của Moscow.
Ở các quận Kensington và Chelsea giàu có của London, các tên đường như đường Moscow và đường St. Petersburgh cho thấy sức quyến rũ lịch sử đối với những người Nga giàu có.
Các khu vực của thành phố được biết đến một cách trìu mến với tên “Londongrad” do các cư dân Nga đặt. Sức hấp dẫn phát xuất phần lớn từ các điều kiện an ninh của London, theo nhận định của ông Nicholas Redman của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế:
“Chúng tôi có một hệ thống tòa án ở đây và hệ thống về quyền sở hữu ở Anh. Ở Nga không có những hệ thống tương đương. Do đó những người làm ra tiền ở Nga muốn có một cứ điểm ở đây để cảm thấy an toàn hơn cho tương lai”.
Sự an toàn này đang bị nghi ngờ trong lúc chính phủ Anh chuẩn bị thực hiện những biện pháp trừng phạt kinh tế mạnh hơn đối với Nga trong trường hợp nước này xâm lược sâu hơn vào Ukraine.
Thành phố London là một điểm nối cho các doanh nghiệp Nga theo đuổi thương mại toàn cầu. Gần 70 công ty Nga được niêm yết trên thị trường chứng khoán London, bao gồm các công ty năng lượng khổng lồ Rosneft và Gazprom.
Nhưng mối đe dọa về các biện pháp trừng phạt đã gây trì hoãn cho kế hoạch bán cổ phiếu của hai công ty Nga vì chứng khoán Nga đã trở nên bớt hấp dẫn, theo lời ông Sergei Ostrovsky của công ty luật toàn cầu Ashurst. Ông nói:
“Sẽ có một giai đoạn thận trọng trong lúc mọi người tạm dừng các dự án mà họ có thể tạm hoãn được, để chờ đợi và nhận định. Và họ sẽ thận trọng đối với những dự án mới. Đối với các doanh nghiệp Nga, về lâu dài, rất khó để có một nơi thay thế dễ dàng cho thành phố London.
Bất động sản ở London cũng là một khoản đầu tư khác được ưa chuộng. Các công ty bất động sản đã ra sức quảng cáo cho vụ bán ngôi nhà 12 phòng ngủ ở Kensington vào năm 2012, với phòng chiếu phim và hồ bơi, với giá 39 triệu đô la, là một khoản đầu tư lý tưởng cho một nhà tài phiệt Nga.
Nhà môi giới Ed Mead, Giám đốc điều hành của công ty bất động sản Douglas và Gordon, nói:
“Các điều luật giữ bí mật ở đây cho phép bạn mua bất động sản bằng trương mục nước ngoài ở nước ngoài hoặc tên một công ty. Bạn phải trả một khoản thuế phụ trội. Và tôi nghĩ họ rất thích việc giấu tên mà họ có được qua thủ tục này”.
Tổng thống Nga Vladimir Putin dựa vào sự hỗ trợ của những nhà tài phiệt có ảnh hưởng, với rất nhiều tiền đang đầu tư tại London, theo nhận định của nhà phân tích Nicholas Redman của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế. Ông nói:
“Nếu nhiều người trong giới thượng lưu Nga đang bị làm phiền nghiêm trọng, nếu tài sản của họ bị đang bị xóa sổ, nếu họ không còn được chào đón ở những nơi mà họ thường đến, thì rất hợp lý khi giả định là sự trung thành của họ ít nhất sẽ được thử nghiệm”.
Các biện pháp trừng phạt sẽ không có hiệu quả ngay lập tức trên nền kinh tế rộng lớn hơn của nga. Đó là nhận xét của bà Elizabeth Stephens của công ty môi giới bảo hiểm Jardine Lloyd Thompson.
“Chúng ta từng thấy Iran, chúng ta thấy Iraq dưới thời Saddam Hussein, phải mất nhiều năm để điều đó trở thành hiện thực. Và Liên Hiệp Châu Âu cũng sẽ gây tổn thương cho các nền kinh tế của họ”.
Các nhà phân tích nói rằng các thủ đô trên khắp châu Âu cũng đang tranh cãi về cái được cái mất của những biện pháp chế tài đối với Nga, nhưng không nơi nào sự tranh cãi lại kịch liệt cho bằng London.
Ở các quận Kensington và Chelsea giàu có của London, các tên đường như đường Moscow và đường St. Petersburgh cho thấy sức quyến rũ lịch sử đối với những người Nga giàu có.
Các khu vực của thành phố được biết đến một cách trìu mến với tên “Londongrad” do các cư dân Nga đặt. Sức hấp dẫn phát xuất phần lớn từ các điều kiện an ninh của London, theo nhận định của ông Nicholas Redman của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế:
“Chúng tôi có một hệ thống tòa án ở đây và hệ thống về quyền sở hữu ở Anh. Ở Nga không có những hệ thống tương đương. Do đó những người làm ra tiền ở Nga muốn có một cứ điểm ở đây để cảm thấy an toàn hơn cho tương lai”.
Sự an toàn này đang bị nghi ngờ trong lúc chính phủ Anh chuẩn bị thực hiện những biện pháp trừng phạt kinh tế mạnh hơn đối với Nga trong trường hợp nước này xâm lược sâu hơn vào Ukraine.
Thành phố London là một điểm nối cho các doanh nghiệp Nga theo đuổi thương mại toàn cầu. Gần 70 công ty Nga được niêm yết trên thị trường chứng khoán London, bao gồm các công ty năng lượng khổng lồ Rosneft và Gazprom.
Nhưng mối đe dọa về các biện pháp trừng phạt đã gây trì hoãn cho kế hoạch bán cổ phiếu của hai công ty Nga vì chứng khoán Nga đã trở nên bớt hấp dẫn, theo lời ông Sergei Ostrovsky của công ty luật toàn cầu Ashurst. Ông nói:
“Sẽ có một giai đoạn thận trọng trong lúc mọi người tạm dừng các dự án mà họ có thể tạm hoãn được, để chờ đợi và nhận định. Và họ sẽ thận trọng đối với những dự án mới. Đối với các doanh nghiệp Nga, về lâu dài, rất khó để có một nơi thay thế dễ dàng cho thành phố London.
Bất động sản ở London cũng là một khoản đầu tư khác được ưa chuộng. Các công ty bất động sản đã ra sức quảng cáo cho vụ bán ngôi nhà 12 phòng ngủ ở Kensington vào năm 2012, với phòng chiếu phim và hồ bơi, với giá 39 triệu đô la, là một khoản đầu tư lý tưởng cho một nhà tài phiệt Nga.
Nhà môi giới Ed Mead, Giám đốc điều hành của công ty bất động sản Douglas và Gordon, nói:
“Các điều luật giữ bí mật ở đây cho phép bạn mua bất động sản bằng trương mục nước ngoài ở nước ngoài hoặc tên một công ty. Bạn phải trả một khoản thuế phụ trội. Và tôi nghĩ họ rất thích việc giấu tên mà họ có được qua thủ tục này”.
Tổng thống Nga Vladimir Putin dựa vào sự hỗ trợ của những nhà tài phiệt có ảnh hưởng, với rất nhiều tiền đang đầu tư tại London, theo nhận định của nhà phân tích Nicholas Redman của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế. Ông nói:
“Nếu nhiều người trong giới thượng lưu Nga đang bị làm phiền nghiêm trọng, nếu tài sản của họ bị đang bị xóa sổ, nếu họ không còn được chào đón ở những nơi mà họ thường đến, thì rất hợp lý khi giả định là sự trung thành của họ ít nhất sẽ được thử nghiệm”.
Các biện pháp trừng phạt sẽ không có hiệu quả ngay lập tức trên nền kinh tế rộng lớn hơn của nga. Đó là nhận xét của bà Elizabeth Stephens của công ty môi giới bảo hiểm Jardine Lloyd Thompson.
“Chúng ta từng thấy Iran, chúng ta thấy Iraq dưới thời Saddam Hussein, phải mất nhiều năm để điều đó trở thành hiện thực. Và Liên Hiệp Châu Âu cũng sẽ gây tổn thương cho các nền kinh tế của họ”.
Các nhà phân tích nói rằng các thủ đô trên khắp châu Âu cũng đang tranh cãi về cái được cái mất của những biện pháp chế tài đối với Nga, nhưng không nơi nào sự tranh cãi lại kịch liệt cho bằng London.