Đại diện Mạng lưới các blogger Việt Nam ngày 7/8 trao cho đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội Tuyên bố phản đối điều 258 Bộ luật hình sự quy định tội danh “lợi dụng các quyền dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước”.
Bản Tuyên bố nói điều 258, một điều luật vốn được áp dụng đối với các ngòi bút chỉ trích nhà nước, vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân và kêu gọi Việt Nam sửa đổi luật pháp để trở thành một thành viên có trách nhiệm của Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2014-2016.
Các blogger nói cuộc gặp sáng nay giữa họ với giới chức đại sứ quán Thụy Điển diễn ra thành công dù gặp phải sự ngăn cản từ lực lượng an ninh.
Trong số các blogger bị công an giữ chân không cho tới sứ quán có anh Nguyễn Vũ Hiệp. Trong một bức thư công bố lên mạng, anh Hiệp nói anh bị buộc hoặc phải lên làm việc với an ninh ‘đột xuất’ hoặc phải ngồi nhà.
Tuần trước, anh Hiệp cũng nhận được lời mời làm việc với an ninh đúng vào thời điểm cuộc hẹn dự kiến với đại sứ quán Hoa Kỳ để trao Tuyên bố 258.
Blogger này nói anh không hiểu vì sao chính phủ Việt Nam lại sợ một bản tuyên bố về quyền con người như Tuyên bố 258 và nhờ đại sứ quán Thụy Điển chuyển thắc mắc đó tới chính phủ Việt Nam vì “đôi tai của họ thường đóng kín với người dân thường”.
Cuộc quốc tế vận của mạng lưới blogger Việt Nam đang được tiến hành tại Thái Lan với một nhóm bạn trẻ đã lần lượt trao Tuyên bố 258 cho Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc và các cơ quan bảo vệ nhân quyền trong khu vực và quốc tế.
Blogger Đoan Trang, một thành viên trong nhóm vận động, phát biểu với VOA Việt ngữ từ Bangkok:
“Điều tôi mong mỏi nhất là có thể góp phần thay đổi chút nào suy nghĩ của người dân Việt Nam nói chung và giới blogger Việt Nam nói riêng. Tôi rất mong muốn người dân Việt nhận ra rằng trong thời đại toàn cầu hóa này, chính phủ và nhân dân mỗi quốc gia đều phải tham gia một cách tích cực với cộng đồng quốc tế, có trách nhiệm bảo vệ nhân quyền. Mọi công dân phải biết tự bảo vệ các quyền lợi đó của mình và có trách nhiệm với đất nước, với khu vực, và thế giới.”
Thời gian gần đây có ba blogger bao gồm Đinh Nhật Uy, Trương Duy Nhất, và Phạm Viết Đào bị bắt giữ vì điều 258.
Bản Tuyên bố nói điều 258, một điều luật vốn được áp dụng đối với các ngòi bút chỉ trích nhà nước, vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân và kêu gọi Việt Nam sửa đổi luật pháp để trở thành một thành viên có trách nhiệm của Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2014-2016.
Các blogger nói cuộc gặp sáng nay giữa họ với giới chức đại sứ quán Thụy Điển diễn ra thành công dù gặp phải sự ngăn cản từ lực lượng an ninh.
Trong số các blogger bị công an giữ chân không cho tới sứ quán có anh Nguyễn Vũ Hiệp. Trong một bức thư công bố lên mạng, anh Hiệp nói anh bị buộc hoặc phải lên làm việc với an ninh ‘đột xuất’ hoặc phải ngồi nhà.
Tuần trước, anh Hiệp cũng nhận được lời mời làm việc với an ninh đúng vào thời điểm cuộc hẹn dự kiến với đại sứ quán Hoa Kỳ để trao Tuyên bố 258.
Blogger này nói anh không hiểu vì sao chính phủ Việt Nam lại sợ một bản tuyên bố về quyền con người như Tuyên bố 258 và nhờ đại sứ quán Thụy Điển chuyển thắc mắc đó tới chính phủ Việt Nam vì “đôi tai của họ thường đóng kín với người dân thường”.
Cuộc quốc tế vận của mạng lưới blogger Việt Nam đang được tiến hành tại Thái Lan với một nhóm bạn trẻ đã lần lượt trao Tuyên bố 258 cho Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc và các cơ quan bảo vệ nhân quyền trong khu vực và quốc tế.
Blogger Đoan Trang, một thành viên trong nhóm vận động, phát biểu với VOA Việt ngữ từ Bangkok:
“Điều tôi mong mỏi nhất là có thể góp phần thay đổi chút nào suy nghĩ của người dân Việt Nam nói chung và giới blogger Việt Nam nói riêng. Tôi rất mong muốn người dân Việt nhận ra rằng trong thời đại toàn cầu hóa này, chính phủ và nhân dân mỗi quốc gia đều phải tham gia một cách tích cực với cộng đồng quốc tế, có trách nhiệm bảo vệ nhân quyền. Mọi công dân phải biết tự bảo vệ các quyền lợi đó của mình và có trách nhiệm với đất nước, với khu vực, và thế giới.”
Thời gian gần đây có ba blogger bao gồm Đinh Nhật Uy, Trương Duy Nhất, và Phạm Viết Đào bị bắt giữ vì điều 258.