Các cuộc biểu tình chống Nhật Bản tại nhiều thành phố Trung Quốc đã lan sang Hồng Kông.
Hôm Chủ nhật, khoảng 5.000 người đã biểu tình tại lãnh sự quán Nhật Bản ở Hồng Kông, vào lúc sắp sửa đánh dấu cuộc xâm lăng của Nhật tại Mãn Châu năm 1931.
Tuần trước, Nhật Bản gây phẫn nộ cho Trung Quốc khi chính phủ mua lại dãy đảo Senkaku, Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, từ tay tư nhân Nhật Bản.
Hôm thứ Bảy, tờ China Daily của nhà nước Trung Quốc gợi ý rằng việc người dân Hồng Kông tức giận Nhật Bản cũng có nghĩa là họ muốn tỏ thái độ trung thành với đảng Cộng sản Trung Quốc.
Nhưng ban tổ chức và người đi biểu tình hôm Chủ nhật nói không có chuyện đó. Giáo viên CK Dương giải thích tâm tư phổ biến ở Hồng Kông:
“Đảng Cộng sản Trung Quốc đã gieo rắc quá nhiều đau khổ cho chính nhân dân. Tất cả chúng tôi đều là người Hoa. Đây là tổ quốc của chúng tôi, nhưng chúng tôi không hề đồng hóa đảng Cộng sản Trung Quốc với tổ quốc. Chúng tôi biết sự khác biệt.”
Hồng Kông cũng là nơi thường xảy ra các cuộc biểu tình chống ảnh hưởng ngày càng tăng Trung Quốc, và Hồng Kông được hưởng nhiều tự do chính trị và xã hội hơn bất cứ nơi nào ở Trung Quốc.
Nhiều người Hồng Kông cổ vũ cho dân chủ vẫn còn bị cấm nhập cảnh Hoa lục từ khi Trung Quốc lấy lại Hồng Kông năm 1997.
Nhà lập pháp Đan Trọng Giai, Phó Chủ tịch đảng Dân chủ Hồng Kông có mặt trong đoàn biểu tình. Ông giải thích cuộc biểu tình của người Hồng Kông là một thái độ đạo đức, thay vì là một thái độ chính trị chống lại việc khiêu khích của Nhật Bản:
“Chúng tôi tức giận trước sự kiện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cải cách dân chủ chậm chạp ở Hồng Kông, nhưng như vậy không có nghĩa là chúng tôi không ủng hộ chuyện thống nhất của lãnh thổ. Các đảo Điếu Ngư kể từ thời nhà Minh cách nay năm sáu trăm năm đã là một phần của Trung Quốc.”
Người biểu tình ở Hồng Kông nhấn mạnh họ không quan tâm trước việc Bắc Kinh đòi chủ quyền ở Đông Hải và Nam Hải, kể cả các đảo Trường Sa và Hoàng Sa mà Việt Nam cũng đòi chủ quyền.
Các cuộc biểu tình ở Trung Quốc dẫn đến cảnh đập phá và hôi của nơi các doanh nghiệp của Nhật Bản, nhưng tại Hồng Kông các doanh nghiệp này được tôn trọng. Thế nhưng vào lúc cuộc biểu tình chấm dứt, người biểu tình đã đốt một lá cờ Nhật bên ngoài lãnh sự quán và hô to các khẩu hiệu tẩy chay các công ty Nhật.
Hôm Chủ nhật, khoảng 5.000 người đã biểu tình tại lãnh sự quán Nhật Bản ở Hồng Kông, vào lúc sắp sửa đánh dấu cuộc xâm lăng của Nhật tại Mãn Châu năm 1931.
Tuần trước, Nhật Bản gây phẫn nộ cho Trung Quốc khi chính phủ mua lại dãy đảo Senkaku, Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, từ tay tư nhân Nhật Bản.
Hôm thứ Bảy, tờ China Daily của nhà nước Trung Quốc gợi ý rằng việc người dân Hồng Kông tức giận Nhật Bản cũng có nghĩa là họ muốn tỏ thái độ trung thành với đảng Cộng sản Trung Quốc.
Nhưng ban tổ chức và người đi biểu tình hôm Chủ nhật nói không có chuyện đó. Giáo viên CK Dương giải thích tâm tư phổ biến ở Hồng Kông:
“Đảng Cộng sản Trung Quốc đã gieo rắc quá nhiều đau khổ cho chính nhân dân. Tất cả chúng tôi đều là người Hoa. Đây là tổ quốc của chúng tôi, nhưng chúng tôi không hề đồng hóa đảng Cộng sản Trung Quốc với tổ quốc. Chúng tôi biết sự khác biệt.”
Hồng Kông cũng là nơi thường xảy ra các cuộc biểu tình chống ảnh hưởng ngày càng tăng Trung Quốc, và Hồng Kông được hưởng nhiều tự do chính trị và xã hội hơn bất cứ nơi nào ở Trung Quốc.
Nhiều người Hồng Kông cổ vũ cho dân chủ vẫn còn bị cấm nhập cảnh Hoa lục từ khi Trung Quốc lấy lại Hồng Kông năm 1997.
Nhà lập pháp Đan Trọng Giai, Phó Chủ tịch đảng Dân chủ Hồng Kông có mặt trong đoàn biểu tình. Ông giải thích cuộc biểu tình của người Hồng Kông là một thái độ đạo đức, thay vì là một thái độ chính trị chống lại việc khiêu khích của Nhật Bản:
“Chúng tôi tức giận trước sự kiện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cải cách dân chủ chậm chạp ở Hồng Kông, nhưng như vậy không có nghĩa là chúng tôi không ủng hộ chuyện thống nhất của lãnh thổ. Các đảo Điếu Ngư kể từ thời nhà Minh cách nay năm sáu trăm năm đã là một phần của Trung Quốc.”
Người biểu tình ở Hồng Kông nhấn mạnh họ không quan tâm trước việc Bắc Kinh đòi chủ quyền ở Đông Hải và Nam Hải, kể cả các đảo Trường Sa và Hoàng Sa mà Việt Nam cũng đòi chủ quyền.
Các cuộc biểu tình ở Trung Quốc dẫn đến cảnh đập phá và hôi của nơi các doanh nghiệp của Nhật Bản, nhưng tại Hồng Kông các doanh nghiệp này được tôn trọng. Thế nhưng vào lúc cuộc biểu tình chấm dứt, người biểu tình đã đốt một lá cờ Nhật bên ngoài lãnh sự quán và hô to các khẩu hiệu tẩy chay các công ty Nhật.