PHNOM PENH —
Các nhà lãnh đạo thuộc Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á, ASEAN, đã kết thúc cuộc thảo luận về bản Tuyên ngôn Nhân quyền cho khu vực hiện đang là vấn đề gây tranh luận, với tuyên bố rằng đây là thời điểm bước ngoặc. Tuy nhiên những người chỉ trích nói rằng bản tuyên bố này thiếu sót và sẽ mang lại cho các nước liên hệ lý do để làm ngơ, thay vì bảo vệ, nhân quyền.
Các nhà lãnh đạo ASEAN hoan nghênh thỏa thuận này như một bước ngoặc quan trọng đối với khu vực. Trong một buổi lễ hôm Chủ nhật, các nhà lãnh đạo của 10 quốc gia trong khối ASEAN đã ký tên vào bản Tuyên ngôn Nhân quyền của khu vực.
Nói chuyện với các nhà báo sau đó, Tổng thư ký ASEAN, Surin Pitsuwan đã ca ngợi thỏa thuận:
“Tôi nghĩ đây là một diễn biến trọng đại … các nhà lãnh đạo vừa ký tên trong một bản tuyên ngôn, cam kết chính họ, mỗi chính phủ, mỗi quốc gia sẽ theo đuổi các chuẩn mực cao nhất, đang có hiện nay và đang có hiệu lực. Và chắc chắn văn bản này có thể được sử dụng để giám sát cách hành xử, bảo vệ và phát huy nhân quyền tại khu vực, trong các nước thuộc khối ASEAN.”
Tuy nhiên nhiều nhóm hoạt động cho nhân quyền nói rằng bản tuyên ngôn có phần chắc sẽ không đạt các chuẩn mực tối thiểu, cho dù các nhà lãnh đạo ASEAN quảng bá rằng các khoản mới được thêm vào nêu bật tầm quan trọng của luật quốc tế hiện hành.
Điểm đặc biệt đáng quan ngại, được những người chỉ trích nêu lên, là các phần trong bản dự thảo trước đây đề nghị rằng các quyền sẽ được cứu xét trong “bối cảnh quốc gia và khu vực”.
Ông Phil Robertson thuộc tổ chức hoạt động cho nhân quyền Human Rights Watch nhận định:
“Quý vị không thể có một ngoại lệ cho quốc gia và khu vực. Quý vị không thể đặt ra hàng loạt trường hợp cá biệt, như đạo đức xã hội chẳng hạn, mà tất cả các luật này sẽ không áp dụng. Tất cả những gì họ làm là đặt ra những kẽ hở và rồi tìm cách trau chuốt chúng.”
Trên 60 tổ chức hoạt động cho nhân quyền trên khắp khu vực cũng đã ký các tuyên cáo chỉ trích bản tuyên ngôn này.
Những người chỉ trích cũng đả kích quá trình dự thảo bản tuyên ngôn. Một ủy ban ASEAN được thành lập để thảo bản dự thảo đầu tiên, tuy nhiên những dự thảo này chưa bao giờ được công khai đưa ra, ngay cả trong các buổi tham vấn hạn chế với các tổ chức xã hội dân sự. Ông Mora Sar thuộc tổ chức dân sự ASEAN Grassroots Peoples’ Assembly nhận định:
“Cho đến hiện nay, chúng tôi đang làm việc với bản thảo bị tiết lộ, hay đôi khi chỉ là những tin đồn. Nếu họ ký bản tuyên ngôn với hình thức hiện nay, chúng tôi, với tư cách xã hội dân sự, thực sự lo ngại.”
Các nhóm cổ võ cho nhân quyền cố gắng thúc đẩy để nhân quyền là vấn đề được nhấn mạnh đến trong các cuộc họp này, đặc biệt là trước chuyến đến dự hội nghị theo dự kiến của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama bắt đầu vào thứ Hai, sau chặng dừng chân ở Miến Điện.
Tuy nhiên có phần chắc các cuộc thảo luận về tranh chấp lãnh hải, cũng như các cuộc thảo luận về kinh tế và các khu vực mậu dịch tự do tiềm năng mới sẽ chiếm nhiều thời gian trong các cuộc họp thượng đỉnh sắp tới.
Các nhà lãnh đạo ASEAN hoan nghênh thỏa thuận này như một bước ngoặc quan trọng đối với khu vực. Trong một buổi lễ hôm Chủ nhật, các nhà lãnh đạo của 10 quốc gia trong khối ASEAN đã ký tên vào bản Tuyên ngôn Nhân quyền của khu vực.
Nói chuyện với các nhà báo sau đó, Tổng thư ký ASEAN, Surin Pitsuwan đã ca ngợi thỏa thuận:
“Tôi nghĩ đây là một diễn biến trọng đại … các nhà lãnh đạo vừa ký tên trong một bản tuyên ngôn, cam kết chính họ, mỗi chính phủ, mỗi quốc gia sẽ theo đuổi các chuẩn mực cao nhất, đang có hiện nay và đang có hiệu lực. Và chắc chắn văn bản này có thể được sử dụng để giám sát cách hành xử, bảo vệ và phát huy nhân quyền tại khu vực, trong các nước thuộc khối ASEAN.”
Tuy nhiên nhiều nhóm hoạt động cho nhân quyền nói rằng bản tuyên ngôn có phần chắc sẽ không đạt các chuẩn mực tối thiểu, cho dù các nhà lãnh đạo ASEAN quảng bá rằng các khoản mới được thêm vào nêu bật tầm quan trọng của luật quốc tế hiện hành.
Điểm đặc biệt đáng quan ngại, được những người chỉ trích nêu lên, là các phần trong bản dự thảo trước đây đề nghị rằng các quyền sẽ được cứu xét trong “bối cảnh quốc gia và khu vực”.
Ông Phil Robertson thuộc tổ chức hoạt động cho nhân quyền Human Rights Watch nhận định:
“Quý vị không thể có một ngoại lệ cho quốc gia và khu vực. Quý vị không thể đặt ra hàng loạt trường hợp cá biệt, như đạo đức xã hội chẳng hạn, mà tất cả các luật này sẽ không áp dụng. Tất cả những gì họ làm là đặt ra những kẽ hở và rồi tìm cách trau chuốt chúng.”
Trên 60 tổ chức hoạt động cho nhân quyền trên khắp khu vực cũng đã ký các tuyên cáo chỉ trích bản tuyên ngôn này.
Những người chỉ trích cũng đả kích quá trình dự thảo bản tuyên ngôn. Một ủy ban ASEAN được thành lập để thảo bản dự thảo đầu tiên, tuy nhiên những dự thảo này chưa bao giờ được công khai đưa ra, ngay cả trong các buổi tham vấn hạn chế với các tổ chức xã hội dân sự. Ông Mora Sar thuộc tổ chức dân sự ASEAN Grassroots Peoples’ Assembly nhận định:
“Cho đến hiện nay, chúng tôi đang làm việc với bản thảo bị tiết lộ, hay đôi khi chỉ là những tin đồn. Nếu họ ký bản tuyên ngôn với hình thức hiện nay, chúng tôi, với tư cách xã hội dân sự, thực sự lo ngại.”
Các nhóm cổ võ cho nhân quyền cố gắng thúc đẩy để nhân quyền là vấn đề được nhấn mạnh đến trong các cuộc họp này, đặc biệt là trước chuyến đến dự hội nghị theo dự kiến của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama bắt đầu vào thứ Hai, sau chặng dừng chân ở Miến Điện.
Tuy nhiên có phần chắc các cuộc thảo luận về tranh chấp lãnh hải, cũng như các cuộc thảo luận về kinh tế và các khu vực mậu dịch tự do tiềm năng mới sẽ chiếm nhiều thời gian trong các cuộc họp thượng đỉnh sắp tới.