Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nói chuyến đi mà ông sắp thực hiện tới thăm Miến Điện, không phản ánh sự ủng hộ của chính phủ Mỹ, mà chỉ thừa nhận tiến trình cải cách chính trị đang được xúc tiến tại nước này.
Tổng Thống Obama giải thích rằng đã có những cam kết rằng Miến Điện sẽ tiếp tục cải cách chính trị, và điều đó cần được khích lệ.
Tổng thống Obama nói: “Tôi không tin rằng không ai nên có bất cứ ảo tưởng nào rằng Miến Điện đã tiến tới chỗ mà nước này cần phải đến. Nhưng mặt khác, nếu chúng ta không mời gọi sự tham gia của nước này mà chờ đợi cho tới khi họ đã thực hiện được một nền dân chủ hoàn hảo, thì tôi e rằng chúng ta sẽ phải chờ đợi một thời gian rất dài.”
Nhà lãnh đạo Mỹ nói mục đích của chuyến đi của ông là để nêu bật những tiến bộ đã đạt được, nhưng cũng để giải quyết những bước mà Miến Điện cần phải thực hiện trong tương lai.
Tổng Thống Obama lên tiếng tại Bangkok trong một cuộc họp báo với Thủ Tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra. Thái Lan là chặng dừng chân đầu tiên trong chuyến công du châu Á sẽ đưa ông Obama tới Miến Điện và Campuchia.
Đây là chuyến công du ra nước ngoài đầu tiên của ông Obama từ khi ông dành được thắng lợi trong cuộc bầu cử Tổng Thống Mỹ cách đây gần hai tuần.
Chuyến đi nêu bật chủ trương của Tổng Thống Obama chuyển trọng tâm của Mỹ sang châu Á, giữa lúc ông tìm cách thực hiện cam kết của ông sẽ củng cố nền kinh tế Mỹ trong nhiệm kỳ Tổng Thống bốn năm thứ nhì của ông.
Chính quyền của Tổng Thống Obama đã tuyên bố rằng trọng tâm của chính sách đối ngoại Hoa Kỳ sẽ 'chuyển sang châu Á', và Hoa Kỳ sẽ tăng cường sự hiện diện tại khu vực này trong tương lai.
Từ Washington, Cố vấn An ninh Quốc gia Tom Donilan giải thích thêm về mục đích của chuyến đi của Tổng Thống Obama:
Ông Donilan nói mục tiêu tối hậu của Hoa Kỳ là “duy trì một môi trường an ninh lâu dài và một trật tự khu vực được đặt trên nền tảng kinh tế cởi mở và việc giải quyết hòa bình các cuộc tranh chấp, quyền cai trị dân chủ và các quyền tự do chính trị.”
Khi tới Miến Điện vào ngày mai, thứ Hai, ông Obama sẽ trở thành vị tổng thống Mỹ đầu tiên tới thăm nước này, một quốc gia vừa tái xuất hiện sau nhiều thập niên nằm dưới quyền kiểm soát chặt chẽ của quân đội.
Chính phủ Miến Điện gần đây đã nhượng bộ các áp lực quốc tế và bắt đầu thực hiện các cải cách dân chủ, tuy nhiên một số tổ chức nhân quyền cảnh báo rằng Miến Điện vẫn chưa phải là một quốc gia tự do.
Dự kiến Tổng thống Obama sẽ gặp cả Tổng thống Thein Sein lẫn lãnh tụ đối lập, là bà Aung San Suu Kyi, nhà hoạt động dân chủ hàng đầu của Miến Điện, chỉ được trả tự do hồi năm 2010, sau gần hai thập niên bị giam giữ hoặc quản thúc tại gia.
Tổng Thống Obama giải thích rằng đã có những cam kết rằng Miến Điện sẽ tiếp tục cải cách chính trị, và điều đó cần được khích lệ.
Tổng thống Obama nói: “Tôi không tin rằng không ai nên có bất cứ ảo tưởng nào rằng Miến Điện đã tiến tới chỗ mà nước này cần phải đến. Nhưng mặt khác, nếu chúng ta không mời gọi sự tham gia của nước này mà chờ đợi cho tới khi họ đã thực hiện được một nền dân chủ hoàn hảo, thì tôi e rằng chúng ta sẽ phải chờ đợi một thời gian rất dài.”
Nhà lãnh đạo Mỹ nói mục đích của chuyến đi của ông là để nêu bật những tiến bộ đã đạt được, nhưng cũng để giải quyết những bước mà Miến Điện cần phải thực hiện trong tương lai.
Tổng Thống Obama lên tiếng tại Bangkok trong một cuộc họp báo với Thủ Tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra. Thái Lan là chặng dừng chân đầu tiên trong chuyến công du châu Á sẽ đưa ông Obama tới Miến Điện và Campuchia.
Đây là chuyến công du ra nước ngoài đầu tiên của ông Obama từ khi ông dành được thắng lợi trong cuộc bầu cử Tổng Thống Mỹ cách đây gần hai tuần.
Chuyến đi nêu bật chủ trương của Tổng Thống Obama chuyển trọng tâm của Mỹ sang châu Á, giữa lúc ông tìm cách thực hiện cam kết của ông sẽ củng cố nền kinh tế Mỹ trong nhiệm kỳ Tổng Thống bốn năm thứ nhì của ông.
Chính quyền của Tổng Thống Obama đã tuyên bố rằng trọng tâm của chính sách đối ngoại Hoa Kỳ sẽ 'chuyển sang châu Á', và Hoa Kỳ sẽ tăng cường sự hiện diện tại khu vực này trong tương lai.
Từ Washington, Cố vấn An ninh Quốc gia Tom Donilan giải thích thêm về mục đích của chuyến đi của Tổng Thống Obama:
Ông Donilan nói mục tiêu tối hậu của Hoa Kỳ là “duy trì một môi trường an ninh lâu dài và một trật tự khu vực được đặt trên nền tảng kinh tế cởi mở và việc giải quyết hòa bình các cuộc tranh chấp, quyền cai trị dân chủ và các quyền tự do chính trị.”
Khi tới Miến Điện vào ngày mai, thứ Hai, ông Obama sẽ trở thành vị tổng thống Mỹ đầu tiên tới thăm nước này, một quốc gia vừa tái xuất hiện sau nhiều thập niên nằm dưới quyền kiểm soát chặt chẽ của quân đội.
Chính phủ Miến Điện gần đây đã nhượng bộ các áp lực quốc tế và bắt đầu thực hiện các cải cách dân chủ, tuy nhiên một số tổ chức nhân quyền cảnh báo rằng Miến Điện vẫn chưa phải là một quốc gia tự do.
Dự kiến Tổng thống Obama sẽ gặp cả Tổng thống Thein Sein lẫn lãnh tụ đối lập, là bà Aung San Suu Kyi, nhà hoạt động dân chủ hàng đầu của Miến Điện, chỉ được trả tự do hồi năm 2010, sau gần hai thập niên bị giam giữ hoặc quản thúc tại gia.