Các vị bộ trưởng cấp cao của Ðông Nam Á tiếp tục thúc đẩy các cuộc thương nghị tế nhị về Biển Ðông tại hội nghị cấp cao khu vực trong tuần này tại Campuchia. Nhưng các đại biểu dự các cuộc họp của Hiệp Hội các Quốc gia Ðông Nam Á hôm nay dường như đã vấp phải trở ngại. Từ Phnom Penh, thông tín viên VOA Irwin Loy gửi về bài tường thuật sau đây.
Các đại biểu tại hội nghị cấp cao này đã công khai hạ giảm tầm quan trọng của các căng thẳng về vụ tranh chấp ở Biển Ðông. Nhưng hôm nay, các giới chức thừa nhận có sự bất đồng về một thông cáo chung của ASEAN có liên quan đến vấn đề này.
Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa nhận định: “Ðồng thời có một tiến trình song song nhưng vẫn có tương quan về cách thức ghi nhận các quan điểm của ASEAN đối với các diễn biến mới đây ở Biển Ðông. Các diễn biến đáng lo ngại trong vùng Biển Ðông.”
Các thành viên ASEAN là Việt Nam, Philippines, Brunei và Malaysia đều đòi chủ quyền nhiều phần trong vùng Biển Ðông. Sự kiện này gây bất đồng giữa các nước này với Trung Quốc, nước cũng đòi chủ quyền một phần lớn trong vùng nước này.
Những vụ đối đầu ở khu vực trong mấy tháng gần đây kể cả một vụ việc hồi tháng 4 xảy ra giữa một tàu chiến Philippines và các tàu thuyền của Trung Quốc, đã làm tăng thêm tính khẩn trương của các cuộc thương nghị tuần này.
Ông Natalegawa nói bất cứ một thông cáo chung nào cũng đều phải phản ánh sự kiện này, nhưng đồng thời phải thúc đẩy các nước đi tới.
Ông Natalegawa nói: “Ðơn giản là chúng ta cần phải ghi nhận cách thức chúng ta cảm nhận về mặt tình hình ra sao trong quá khứ, nhưng điều quan trọng hơn là phải đi tới. Ðiều rất quan trọng đối với chúng ta là bầy tỏ mối quan ngại về những gì đã xảy ra, cho dù là tại các bãi cạn, hay ở các thềm lục địa, nhưng quan trọng hơn việc đáp ứng trong quá khứ là đi tới để bảo đảm những loại sự việc này không xảy ra nữa.”
Tranh cãi dẫn đến hội nghị trong tuần này là cách thức các thành viên ASEAN phải xúc tiến để trình bầy một đường lối thống nhất đối với các cuộc thương nghị về một Bộ Quy tắc Ứng xử với Trung Quốc. Các bộ trưởng ASEAN đã loan báo trong tuần này rằng họ đã xúc tiến các “yếu tố chủ chốt” của một bộ quy tắc ứng xử, nhưng ngay cả việc này dường như có phần chắc cũng không làm tất cả các bên hài lòng.
Tỷ như Philippines, nước lâu nay vẫn nhất mực đòi bao gồm một cơ chế tranh chấp vào bộ quy tắc này.
Mặt khác, Trung Quốc lại khẳng định rằng họ muốn giải quyết các bất đồng về lãnh thổ trên cơ sở từng nước một.
Ðạt được một Bộ Quy tắc Ứng xử có thể tái khẳng định mục tiêu tối hậu của mỗi bên là xoa dịu căng thẳng và tránh xung đột có vũ trang. Nhưng vấn đề là liệu nó có tiêu biểu cho một giải pháp trường kỳ cho các vụ bất đồng hay không.
Tuy nhiên, Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan nói rằng các thành viên của khối nhận thức được tầm quan trọng phải giải quyết vụ tranh chấp lãnh hải trong lúc vấn đề được công chúng chú ý.
Ông Surin cho biết: “Các vấn đề về Biển Ðông chắc chắn là một vấn đề mà theo tôi họ muốn thăm dò thêm. Các vấn đề đó và các cách thức xử lý bởi vì thế giới đang chú ý đến chúng ta, bởi vì thế giới đang trông đợi một thông điệp hòa dịu, một thông điệp tự tin, một thông điệp hy vọng từ hội nghị này, mà quả thật là chúng ta đang hợp tác để có thể kiểm soát tình hình. Do đó tôi cho rằng với sự thành tâm, và thiện chí, chúng ta muốn được chuẩn bị tốt hơn.”
Các cuộc họp ASEAN đạt cao điểm với Diễn đàn Khu vực ASEAN, với sự tham dự của các đai biểu cấp cao từ nhiều đối tác đối thoại trong khối, kể cả Hoa Kỳ.
Các đại biểu tại hội nghị cấp cao này đã công khai hạ giảm tầm quan trọng của các căng thẳng về vụ tranh chấp ở Biển Ðông. Nhưng hôm nay, các giới chức thừa nhận có sự bất đồng về một thông cáo chung của ASEAN có liên quan đến vấn đề này.
Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa nhận định: “Ðồng thời có một tiến trình song song nhưng vẫn có tương quan về cách thức ghi nhận các quan điểm của ASEAN đối với các diễn biến mới đây ở Biển Ðông. Các diễn biến đáng lo ngại trong vùng Biển Ðông.”
Các thành viên ASEAN là Việt Nam, Philippines, Brunei và Malaysia đều đòi chủ quyền nhiều phần trong vùng Biển Ðông. Sự kiện này gây bất đồng giữa các nước này với Trung Quốc, nước cũng đòi chủ quyền một phần lớn trong vùng nước này.
Những vụ đối đầu ở khu vực trong mấy tháng gần đây kể cả một vụ việc hồi tháng 4 xảy ra giữa một tàu chiến Philippines và các tàu thuyền của Trung Quốc, đã làm tăng thêm tính khẩn trương của các cuộc thương nghị tuần này.
Ông Natalegawa nói bất cứ một thông cáo chung nào cũng đều phải phản ánh sự kiện này, nhưng đồng thời phải thúc đẩy các nước đi tới.
Ông Natalegawa nói: “Ðơn giản là chúng ta cần phải ghi nhận cách thức chúng ta cảm nhận về mặt tình hình ra sao trong quá khứ, nhưng điều quan trọng hơn là phải đi tới. Ðiều rất quan trọng đối với chúng ta là bầy tỏ mối quan ngại về những gì đã xảy ra, cho dù là tại các bãi cạn, hay ở các thềm lục địa, nhưng quan trọng hơn việc đáp ứng trong quá khứ là đi tới để bảo đảm những loại sự việc này không xảy ra nữa.”
Tranh cãi dẫn đến hội nghị trong tuần này là cách thức các thành viên ASEAN phải xúc tiến để trình bầy một đường lối thống nhất đối với các cuộc thương nghị về một Bộ Quy tắc Ứng xử với Trung Quốc. Các bộ trưởng ASEAN đã loan báo trong tuần này rằng họ đã xúc tiến các “yếu tố chủ chốt” của một bộ quy tắc ứng xử, nhưng ngay cả việc này dường như có phần chắc cũng không làm tất cả các bên hài lòng.
Tỷ như Philippines, nước lâu nay vẫn nhất mực đòi bao gồm một cơ chế tranh chấp vào bộ quy tắc này.
Mặt khác, Trung Quốc lại khẳng định rằng họ muốn giải quyết các bất đồng về lãnh thổ trên cơ sở từng nước một.
Ðạt được một Bộ Quy tắc Ứng xử có thể tái khẳng định mục tiêu tối hậu của mỗi bên là xoa dịu căng thẳng và tránh xung đột có vũ trang. Nhưng vấn đề là liệu nó có tiêu biểu cho một giải pháp trường kỳ cho các vụ bất đồng hay không.
Tuy nhiên, Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan nói rằng các thành viên của khối nhận thức được tầm quan trọng phải giải quyết vụ tranh chấp lãnh hải trong lúc vấn đề được công chúng chú ý.
Ông Surin cho biết: “Các vấn đề về Biển Ðông chắc chắn là một vấn đề mà theo tôi họ muốn thăm dò thêm. Các vấn đề đó và các cách thức xử lý bởi vì thế giới đang chú ý đến chúng ta, bởi vì thế giới đang trông đợi một thông điệp hòa dịu, một thông điệp tự tin, một thông điệp hy vọng từ hội nghị này, mà quả thật là chúng ta đang hợp tác để có thể kiểm soát tình hình. Do đó tôi cho rằng với sự thành tâm, và thiện chí, chúng ta muốn được chuẩn bị tốt hơn.”
Các cuộc họp ASEAN đạt cao điểm với Diễn đàn Khu vực ASEAN, với sự tham dự của các đai biểu cấp cao từ nhiều đối tác đối thoại trong khối, kể cả Hoa Kỳ.