Hãng Apple đã cáo buộc chính phủ liên bang Hoa Kỳ có ý định 'bôi nhọ' hãng vào lúc cuộc chiến pháp lý vẫn đang diễn ra về việc liệu hãng có hay không bị buộc phải giúp cơ quan thực thi pháp luật truy cập chiếc iPhone của Rizwan Farook, tay súng gây ra vụ tấn công ở San Bernardino.
"Trong 30 năm hành nghề, tôi nghĩ chưa bao giờ nhìn thấy một hồ sơ pháp lý tóm tắt lại có chủ ý nhiều hơn nhằm bôi nhọ bên kia với những cáo buộc sai trái và những lời ám chỉ, trong khi lại có chủ ý ít hơn dành cho việc tập trung vào giá trị thực tế của vụ việc", Luật sư trưởng của Apple Bruce Sewell nói trong một cuộc gọi điện thoại với các phóng viên hôm 10/3.
Ông Sewell phản bác các cáo buộc của chính phủ rằng Apple cố tình tạo ra các thay đổi để chặn các yêu cầu của cơ quan thực thi pháp luật về việc truy cập, ông nói những cáo buộc đó là một "nỗ lực không có cơ sở, vô căn cứ nhằm phỉ báng của Apple thay vì đối đầu với các vấn đề trong vụ việc".
Trong bộ hồ sơ của mình, chính phủ dẫn các bài báo và các nguồn khác cho rằng Apple có thay đổi iPhone để hỗ trợ các yêu cầu về băng thông rộng của Trung Quốc, như lưu trữ dữ liệu trên các thiết bị viễn thông nhà nước của Trung Quốc, qua đó Apple đã hợp tác với chính quyền Trung Quốc, có thể giúp nhà nước thực hiện việc giám sát.
"Dĩ nhiên đó không phải là sự thật, và sự suy đoán đó không dựa trên điều thực chất nào cả", ông Sewell trả lời. "Làm điều đó với hồ sơ nộp cho một thẩm phán tòa chỉ cho thấy cảm giác tuyệt vọng hiện giờ của Bộ Tư pháp".
Các nhà điều tra đang yêu cầu một thẩm phán liên bang ra lệnh cho hãng Apple phải viết phần mềm mới giúp mở khóa chiếc iPhone do Farook sử dụng, người này là một trong những tay súng đã giết chết 14 người ở San Bernardino, California, hồi tháng 12 năm ngoái.
Apple đã từ chối yêu cầu đó, hãng nói rằng các tính năng bảo mật mang lại sự riêng tư cho khách hàng của hãng bằng cách bảo vệ họ khỏi các hacker và bọn tội phạm.