Những tiêu chuẩn hoạt động mới cho những công ty khai thác dầu khí và khai thác mỏ vừa được công bố hôm thứ Năm. Những tiêu chuẩn mới này buộc các công ty phải minh bạch hơn trong hoạt động kinh doanh của mình.
Kế hoạch mang tên “Tính Minh bạch trong ngành Khai khoáng” đã phê duyệt những tiêu chuẩn hoạt động mới tại một cuộc họp ở Sydney, Australia. Ðược đề ra vào năm 2003, kế hoạch này có sự góp mặt của những đại diện chính phủ, doanh nghiệp và tổ chức xã hội dân sự.
Trong số những người ủng hộ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn có bà Alexandra Gillies, thuộc tổ chức Revenue Watch Institute, một tổ chức chuyên giám sát những ngành công nghiệp khai khoáng.
“Kế hoạch Tính Minh bạch ngành Khai khoáng, gọi tắt là EITI, là một tiêu chuẩn công bố thông tin một cách tự nguyện trong những lĩnh vực dầu khí, khai thác mỏ và khí đốt. Các quốc gia đăng ký tham gia EITI và khi làm như thế, họ đồng ý công bố một số loại thông tin về lĩnh vực khai khoáng của họ.”
Cho đến nay, kế hoạch này chỉ mới bắt buộc các công ty công bố số liệu doanh thu.
“Chính phủ các nước phải tiết lộ họ nhận được bao nhiêu tiền từ những công ty khai thác dầu khí và khai thác mỏ, và các công ty phải tiết lộ họ trả bao nhiêu tiền cho chính phủ. Và sau đó hai bộ số liệu này được đánh giá thông qua kiểm toán độc lập. Vì vậy đây là một bước tiến thực sự quan trọng trong việc thúc đẩy tính minh bạch và biết được có bao nhiêu tiền đã vào tay chính phủ.”
Nhưng bà Gillies nói như vậy là chưa đủ để đảm bảo sự minh bạch hoàn toàn.
“Như chúng ta biết, những ngành khai thác dầu khí và khai thác mỏ rất phức tạp và có hàng loạt những quyết định cần phải đưa ra để các quốc gia thực sự hưởng lợi từ những nguồn tài nguyên này.”
Theo những tiêu chuẩn mới, các công ty sẽ công bố thông tin về sản lượng, những khoản chi trả cho trách nhiệm xã hội của công ty, những khoản chuyển tiền từ chính quyền trung ương đến địa phương. Những tiêu chuẩn này cũng kêu gọi các nước công bố tất cả giấy phép được cấp.
“Ðiều cơ bản vậy nhưng một số nước, chẳng hạn như Kazakhstan và Mozambique, thậm chí còn không biết công ty nào được cấp phép.”
Bà nói lúc trước EITI giám sát lỏng lẻo những công ty dầu khí quốc gia. Bà gọi những công ty này là những thế lực nổi trội ở những nước như Iraq và Nigeria.
“Ở các nước giàu tài nguyên, có hơn một tỉ người sống dưới mức 5 đô la một ngày. Vì vậy việc biến dầu, khí đốt và tài nguyên khoáng sản thành những thành quả phát triển để giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế là một thách thức to lớn. Ðiều đó chỉ xảy ra khi các nguồn tài nguyên được quản lý đúng cách.”
Gần 40 quốc gia, kể cả Mỹ, tham gia vào Kế hoạch về tính Minh bạch của ngành Khai khoáng. Một số nước sẽ có một giai đoạn chuyển tiếp kéo dài tới cả một năm để đáp ứng được tất cả những quy định bắt buộc mới.
Kế hoạch mang tên “Tính Minh bạch trong ngành Khai khoáng” đã phê duyệt những tiêu chuẩn hoạt động mới tại một cuộc họp ở Sydney, Australia. Ðược đề ra vào năm 2003, kế hoạch này có sự góp mặt của những đại diện chính phủ, doanh nghiệp và tổ chức xã hội dân sự.
Trong số những người ủng hộ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn có bà Alexandra Gillies, thuộc tổ chức Revenue Watch Institute, một tổ chức chuyên giám sát những ngành công nghiệp khai khoáng.
“Kế hoạch Tính Minh bạch ngành Khai khoáng, gọi tắt là EITI, là một tiêu chuẩn công bố thông tin một cách tự nguyện trong những lĩnh vực dầu khí, khai thác mỏ và khí đốt. Các quốc gia đăng ký tham gia EITI và khi làm như thế, họ đồng ý công bố một số loại thông tin về lĩnh vực khai khoáng của họ.”
Cho đến nay, kế hoạch này chỉ mới bắt buộc các công ty công bố số liệu doanh thu.
“Chính phủ các nước phải tiết lộ họ nhận được bao nhiêu tiền từ những công ty khai thác dầu khí và khai thác mỏ, và các công ty phải tiết lộ họ trả bao nhiêu tiền cho chính phủ. Và sau đó hai bộ số liệu này được đánh giá thông qua kiểm toán độc lập. Vì vậy đây là một bước tiến thực sự quan trọng trong việc thúc đẩy tính minh bạch và biết được có bao nhiêu tiền đã vào tay chính phủ.”
Nhưng bà Gillies nói như vậy là chưa đủ để đảm bảo sự minh bạch hoàn toàn.
“Như chúng ta biết, những ngành khai thác dầu khí và khai thác mỏ rất phức tạp và có hàng loạt những quyết định cần phải đưa ra để các quốc gia thực sự hưởng lợi từ những nguồn tài nguyên này.”
Theo những tiêu chuẩn mới, các công ty sẽ công bố thông tin về sản lượng, những khoản chi trả cho trách nhiệm xã hội của công ty, những khoản chuyển tiền từ chính quyền trung ương đến địa phương. Những tiêu chuẩn này cũng kêu gọi các nước công bố tất cả giấy phép được cấp.
“Ðiều cơ bản vậy nhưng một số nước, chẳng hạn như Kazakhstan và Mozambique, thậm chí còn không biết công ty nào được cấp phép.”
Bà nói lúc trước EITI giám sát lỏng lẻo những công ty dầu khí quốc gia. Bà gọi những công ty này là những thế lực nổi trội ở những nước như Iraq và Nigeria.
“Ở các nước giàu tài nguyên, có hơn một tỉ người sống dưới mức 5 đô la một ngày. Vì vậy việc biến dầu, khí đốt và tài nguyên khoáng sản thành những thành quả phát triển để giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế là một thách thức to lớn. Ðiều đó chỉ xảy ra khi các nguồn tài nguyên được quản lý đúng cách.”
Gần 40 quốc gia, kể cả Mỹ, tham gia vào Kế hoạch về tính Minh bạch của ngành Khai khoáng. Một số nước sẽ có một giai đoạn chuyển tiếp kéo dài tới cả một năm để đáp ứng được tất cả những quy định bắt buộc mới.