Đường dẫn truy cập

Doanh nghiệp Nhật cân nhắc lấy Việt Nam làm cơ sở để xuất khẩu


Công nhân làm việc tại một cơ sở dệt may ở ngoại ô Hà Nội.
Công nhân làm việc tại một cơ sở dệt may ở ngoại ô Hà Nội.

Với việc ký kết hiệp định thương mại tự do Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP, các nhà sản xuất Nhật Bản đang ngày càng ưu tiên xem xét khu vực ASEAN, đặc biệt là Việt Nam, đề làm cơ sở hoạt động.

Viện Nghiên cứu Mizuho mới đây đã tiến hành khảo sát và kết quả cho thấy 43,8% số doanh nghiệp được hỏi nói Hiệp hội các nước Đông Nam Á là nơi họ có kế hoạch sẽ dành nhiều nỗ lực nhất để tiếp tục thúc đẩy công việc kinh doanh. Tỷ lệ này tăng 2,3% so với cuộc khảo sát hồi năm ngoái và trong 4 năm liên tiếp ASEAN đứng đầu danh sách.

Đối với câu hỏi các doanh nghiệp có kế hoạch tập trung kinh doanh ở nước nào trong ASEAN, 53,5% trong số các nhà sản xuất nêu ra Việt Nam, tăng 4,9% so với năm ngoái, thể hiện mức tăng rõ rệt về độ quan tâm đối với Việt Nam. 59,7% các công ty nêu ra Thái Lan, giảm 2,2% so với năm ngoái. Sự quan tâm đến Indonesia đã giảm 4,7%, còn 41,5%.

Cuộc khảo sát được thực hiện hồi tháng 2, nhắm vào các nhà sản xuất Nhật có mức vốn hóa đạt 92.000 đôla hoặc cao hơn. Hơn 1.100 công ty đã trả lời.

Với việc ký kết TPP hồi tháng 2 năm nay, Việt Nam đã giành sự chú ý về việc Việt Nam là một cơ sở xuất khẩu hàng dệt may và các sản phẩm khác. Trả lời câu hỏi các doanh nghiệp có kế hoạch tăng đầu tư ở đâu trong số 12 nước ký TPP, 12,8% nêu ra Việt Nam, 10,7% chọn Nhật Bản và 4,9% chọn Mỹ.

Cùng lúc, các nhà sản xuất Nhật tiếp tục rút ra khỏi Trung Quốc khi nền kinh tế nước này tăng trưởng chậm lại. Chỉ có 67,4% các nhà sản xuất nói họ có các cơ sở ở Trung Quốc, giảm 2% so với năm ngoái và là mức giảm 2 năm liên tiếp.

Theo Asia.nikkei.com, Joc.com

Doanh nghiệp Nhật cân nhắc lấy Việt Nam làm cơ sở để xuất khẩu
please wait

No media source currently available

0:00 0:01:32 0:00
XS
SM
MD
LG