Đường dẫn truy cập

Các cuộc biểu tình Hong Kong đứng trước ngã ba đường


Người biểu tình ủng hộ dân chủ ngồi nghỉ sau khi cố gắng đột nhập vào tòa nhà của Hội đồng Lập pháp ở Hồng Kông, ngày 19/11/2014.
Người biểu tình ủng hộ dân chủ ngồi nghỉ sau khi cố gắng đột nhập vào tòa nhà của Hội đồng Lập pháp ở Hồng Kông, ngày 19/11/2014.

Các cuộc thăm dò công luận mới ở Hong Kong cho thấy hậu thuẫn dành cho các cuộc biểu tình đòi dân chủ đang giảm sút sau nhiều tuần lễ biểu tình ngoài đường phố. Các thông tín viên VOA Bill Ide ở Quảng Châu và Pros Laput ở Hong Kong đã nói chuyện với người biểu tình và các quan sát viên ở Trung Quốc về phong trào đòi dân chủ và liệu người biểu tình có quá hiếu thắng trong việc thúc đẩy thay đổi hay không.

Số phận của các cuộc biểu tình ở Hong Kong đang đứng trước ngã ba đường

Một cuộc thăm dò công luận mới cho thấy 83% số người được hỏi nói rằng người biểu tình đòi dân chủ nên chấm dứt các cuộc biểu tình ngoài đường phố. Ngay cả những người sáng lập phong trào cũng gợi ý rằng người biểu tình nên tìm các phương sách khác để vận động cho các cuộc bầu cử cởi mở vào chức lãnh đạo Hong Kong năm 2017.

Nhưng một số người, như cô Christine và học sinh trung học Kenny ở Mong Kok, nói họ sẽ ở lại và tranh đấu cho quyền của mình.

Anh Kenny nói cuộc biểu tình là để làm thay đổi ý kiến của dân chúng. Nếu Bắc Kinh không có hành động thay đổi Hong Kong, chúng tôi sẽ không đầu hàng.

Cô Kiki đồng ý như vậy. Cô là nhân viên bán hàng ở Mongkok và đến dự biểu tình sau giờ làm việc.

Cô nói cô biết rằng có thể phải chờ đợi lâu nhưng nếu đầu hàng thì có thể chính phủ Bắc Kinh sẽ giết đi tiếng nói và đó là điều giới biểu tình không muốn thấy.

Tại thành phố Quảng Châu gần đó, một số người mà VOA nói chuyện hiểu rằng cuộc tranh luận đã kết thúc, nhưng nhiều người lo ngại rằng người biểu tình đã đi quá xa. Một số còn cho rằng đã đến lúc cần phải trấn áp.

Cư dân Quảng Châu này nói họ nên đến đây và hiểu rõ hơn về bản chất chính quyền. Họ chỉ có một cái nhìn giả tạo về tình hình thực sự ở Trung Quốc.

Một số bày tỏ sự suy tư về cuộc tranh luận dân chủ.

Doanh nhân này nói nhìn từ góc độ lịch sử hoặc ngay cả hướng tới tương lai, dân chủ không phải là giải pháp duy nhất. Toàn bộ nhân loại, mọi quốc gia, mọi khu vực đều đi tìm một con đường, một chế độ có thể làm cho xã hội tốt đẹp hơn.

Nhà thiết kế ở Hà Nam này nói ở Trung Quốc mọi người không có khái niệm rõ ràng dân chủ là gì, không giống với các nước Tây phương. Nói chính xác hơn là khái niệm thực sự chưa đi vào lòng dân chúng và dân chúng không hiểu rõ dân chủ là gì.

Bất chấp sự chỉ trích, Chiếm Trung đang được đón nhận ở Trung Quốc và ở nhà. Nữ y tá Cheng Mung Oi 25 tuổi nói cô không tin rằng người biểu tình đòi hỏi quá nhiều.

Cô nói cô chỉ yêu cầu được tôn trọng như một con người là phần cơ bản nhất của một xã hội – một điều hết sức bình thường.

Các cuộc biểu tình đi về đâu là điều chưa rõ rệt, nhưng đối với nhiều người, rõ ràng là một cuộc đấu tranh chính trị mới chỉ bắt đầu.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG