GENEVA —
Một bản phúc trình mới của Liên Hiệp Quốc nói rằng 2013 có thể là một trong 10 năm nóng nhất kể từ khi bắt đầu ghi vào sử sách từ năm 1850.
Bản phúc trình này được công bố trùng hợp với hội nghị Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu tại Vác-sha-va, Ba Lan. Các nhà khoa học của Tổ chức Khí tượng Thế giới WMO không giấu giếm rằng họ hy vọng bản phúc trình sẽ gây ảnh hưởng với các chính phủ tham dự hội nghị để tiến hành biện pháp mạnh nhằm ngăn chặn tình trạng biến đổi khí hậu.
Bản phúc trình của WMO cho thấy một khái niệm về nhiệt độ từng nước và khu vực. Phúc trình mô tả chi tiết về lượng nước mưa, các vụ lụt lội, hạn hán, bão nhiệt đới, băng phủ và mực nước biển.
Tổng thư ký WMO, ông Michel Jarraud nói các dữ liệu cho thấy một xu hướng tăng nhiệt rõ ràng.
Ông nói: “Thập niên này, thập niên vừa qua là thập niên nóng ấm nhất được ghi nhận và điều chúng ta gọi là những năm lạnh nhất bây giờ thực ra còn nóng hơn so với bất cứ năm nóng nào trước 1998.”
Ông Jarraud nêu ra những khối lượng tập trung khí carbon dioxide CO2 và các loại khí nhà kính khác trong khí quyển đã đạt những mức cao mới trong năm 2012. Ông nói các khối lượng này dự trù sẽ đạt các mức chưa từng thấy một lần nữa trong năm nay, có nghĩa là thế giới sẽ tiếp tục ấm nóng hơn.
Bản phúc trình nói nhiệt độ bề mặt chỉ là một phần trong câu chuyện về biến đổi khí hậu. Phúc trình nói cái được gọi là chu kỳ nước của các vụ hạn hán, lụt lột và lượng nước mưa nguy hiểm cũng có tác động mạnh đến hiện tượng này.
Người đứng đầu WMO Jarraud nói mực nước biển cao hơn trong 20 năm vừa qua đang làm cho dân cư vùng duyên hải dễ bị tác động hơn bởi những vụ cường triều do bạo, như Philippines đã trải qua trong cơn bão Haiyan.
Ông Jarraud nói: “Ở gần Philippines, mực nước biển dâng cao trong 20 năm qua có lẽ ở tầm ba hay bốn lần lớn hơn so với trước đây trên toàn cầu. Chính yếu tố nước biển dâng cao có thể là phần lớn do sự biến đổi khí hậu, là chuyện đã xảy ra. Vì thế, nói cách khác, chính bão tố là một vấn đề khó khăn, nhưng dứt khoát bởi vì mực nước biển dâng cao hơn mà thiệt hại nhiều hơn so với 100 năm trước trong các điều kiện gió tương tự.”
Trong thời gian 9 tháng đầu năm 2013, bản phúc trình nhận thấy phần lớn các khu vực nằm trên đất liền của thế giới có nhiệt độ cao hơn trung bình, nổi bật là ở Australia, nước đã hứng chịu một đợt nóng rất cao. Bắc Mỹ, đông bắc Nam Mỹ, bắc Phi, và phần lớn khu vực Âu Á cũng ghi nhận các nhiệt độ cao.
Bản phúc trình nói lượng nước mưa vượt kỷ lục đã xảy ra ở nhiều nơi thuộc Bắc Mỹ, trong khi các nước phía nam châu Phi như Angola và Namibia thì lại chịu những cơn hạn hán tệ hại nhất từ 30 năm qua. Nhưng bản phúc trình nói lượng mưa trên trung bình đổ xuống phần lớn trung và tây bộ vùng Sahel.
Bản phúc trình của WMO nêu ra rằng lớp băng ở biển Bắc cực đã phục hồi đôi chút sau vụ tan chảy chưa từng thấy vào năm 202, nhưng vẫn còn ở một trong các mức thấp nhất ghi nhận được.
Bản phúc trình này được công bố trùng hợp với hội nghị Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu tại Vác-sha-va, Ba Lan. Các nhà khoa học của Tổ chức Khí tượng Thế giới WMO không giấu giếm rằng họ hy vọng bản phúc trình sẽ gây ảnh hưởng với các chính phủ tham dự hội nghị để tiến hành biện pháp mạnh nhằm ngăn chặn tình trạng biến đổi khí hậu.
Bản phúc trình của WMO cho thấy một khái niệm về nhiệt độ từng nước và khu vực. Phúc trình mô tả chi tiết về lượng nước mưa, các vụ lụt lội, hạn hán, bão nhiệt đới, băng phủ và mực nước biển.
Tổng thư ký WMO, ông Michel Jarraud nói các dữ liệu cho thấy một xu hướng tăng nhiệt rõ ràng.
Ông nói: “Thập niên này, thập niên vừa qua là thập niên nóng ấm nhất được ghi nhận và điều chúng ta gọi là những năm lạnh nhất bây giờ thực ra còn nóng hơn so với bất cứ năm nóng nào trước 1998.”
Ông Jarraud nêu ra những khối lượng tập trung khí carbon dioxide CO2 và các loại khí nhà kính khác trong khí quyển đã đạt những mức cao mới trong năm 2012. Ông nói các khối lượng này dự trù sẽ đạt các mức chưa từng thấy một lần nữa trong năm nay, có nghĩa là thế giới sẽ tiếp tục ấm nóng hơn.
Bản phúc trình nói nhiệt độ bề mặt chỉ là một phần trong câu chuyện về biến đổi khí hậu. Phúc trình nói cái được gọi là chu kỳ nước của các vụ hạn hán, lụt lột và lượng nước mưa nguy hiểm cũng có tác động mạnh đến hiện tượng này.
Người đứng đầu WMO Jarraud nói mực nước biển cao hơn trong 20 năm vừa qua đang làm cho dân cư vùng duyên hải dễ bị tác động hơn bởi những vụ cường triều do bạo, như Philippines đã trải qua trong cơn bão Haiyan.
Ông Jarraud nói: “Ở gần Philippines, mực nước biển dâng cao trong 20 năm qua có lẽ ở tầm ba hay bốn lần lớn hơn so với trước đây trên toàn cầu. Chính yếu tố nước biển dâng cao có thể là phần lớn do sự biến đổi khí hậu, là chuyện đã xảy ra. Vì thế, nói cách khác, chính bão tố là một vấn đề khó khăn, nhưng dứt khoát bởi vì mực nước biển dâng cao hơn mà thiệt hại nhiều hơn so với 100 năm trước trong các điều kiện gió tương tự.”
Trong thời gian 9 tháng đầu năm 2013, bản phúc trình nhận thấy phần lớn các khu vực nằm trên đất liền của thế giới có nhiệt độ cao hơn trung bình, nổi bật là ở Australia, nước đã hứng chịu một đợt nóng rất cao. Bắc Mỹ, đông bắc Nam Mỹ, bắc Phi, và phần lớn khu vực Âu Á cũng ghi nhận các nhiệt độ cao.
Bản phúc trình nói lượng nước mưa vượt kỷ lục đã xảy ra ở nhiều nơi thuộc Bắc Mỹ, trong khi các nước phía nam châu Phi như Angola và Namibia thì lại chịu những cơn hạn hán tệ hại nhất từ 30 năm qua. Nhưng bản phúc trình nói lượng mưa trên trung bình đổ xuống phần lớn trung và tây bộ vùng Sahel.
Bản phúc trình của WMO nêu ra rằng lớp băng ở biển Bắc cực đã phục hồi đôi chút sau vụ tan chảy chưa từng thấy vào năm 202, nhưng vẫn còn ở một trong các mức thấp nhất ghi nhận được.