LOS ANGELES —
Có ước chừng 11 triệu di dân không có giấy tờ hợp pháp ở Hoa Kỳ. Trong khi các nhà lập pháp tranh luận về dự luật cải cách di trú, tập trung phần lớn vào những người từ châu Mỹ Latinh, 5 trong số 10 nước đứng đầu về số di dân không có giấy tờ hợp pháp là người Á châu. California là tiểu bang có số di dân bất hợp pháp lớn nhất tại Hoa Kỳ.
Có chừng 1 triệu 300 ngàn di dân bất hợp pháp từ châu Á đang sinh sống ở Hoa Kỳ. Mãi cho đến khi lên trung học Anthony Ng mới biết là mình không có giấy tờ hợp pháp. Sau đó anh bắt đầu sống trong sợ hãi. Anthony nói:
“Sợ bị trục xuất, sợ mọi người sẽ đối xử khác, sợ sẽ không được lên đại học nữa, sợ sẽ phải làm việc nặng nhọc mà vẫn không thực hiện được các ước mơ.”
Ng xuất thân từ Philippin. Anh đến Hoa Kỳ cùng với cha mẹ lúc 12 tuổi. Anh cho biết:
“Khi doanh nghiệp của chúng tôi ở Philippin bị phá sản, chúng tôi không còn phương tiện nào để sinh nhai. Do đó cha mẹ chúng tôi đã quyết định đến đây để đem lại cho tôi và các anh chị em tôi một cuộc sống tốt đẹp hơn. Tôi thực sự biết ơn điều đó.”
Anh phát hiện rằng anh không có giấy tờ hợp pháp khi bắt đầu xin nội trú và trợ cấp để vào đại học. Di dân bất hợp pháp phần lớn không xin được khoản trợ cấp này. Anh nói:
“Chúng tôi đã tham khảo ý kiến của vài luật sư để tính xem có cách nào điều chỉnh tình trạng di trú hay không, và họ đều nói là chỉ có cách chờ cải cách luật di trú.”
Quốc hội tiếp tục tranh luận về cải cách di trú. Hy vọng đã đến hồi tháng 6 với dự luật Hoãn Hành động đối với những người nhập cư lúc còn nhỏ, còn gọi tắt là DACA. Dự luật này cấp giấy phép làm việc tạm thời cho di dân bất hợp pháp đến Hoa Kỳ lúc còn là trẻ em và hoãn lại việc trục xuất.
Bà Tiffany Panlilio giúp di dân bất hợp pháp nộp đơn xin hưởng quy chế DACA. Bà cho biết lệ phí nộp đơn là 665 đôla và người nộp đơn phải chứng minh họ đã ở Hoa Kỳ từ hồi còn nhỏ. Bà cho biết:
“Rất khó cho những người sống trong bóng tối và chỉ gắng hết sức để tránh lọt tên mình vào đâu đó, và rồi bỗng dưng lại xuất hiện rồi nói bây giờ mình cần phải có bằng chứng là đã có mặt ở đây.”
Cho đến nay chỉ có dưới 300 ngàn người trên toàn quốc được chấp thuận quy chế DACA. Ða số là người Mexico. Ngoài châu Mỹ Latinh ra, có rất nhiều di dân bất hợp pháp từ Trung Quốc, Philippin, Ấn Độ, Nam Triều Tiên và Việt Nam.
Hơn 100 ngàn người Á châu ở khắp Hoa Kỳ có khả năng hội đủ điều kiện hưởng quy chế DACA. Bà Panlilio nói một số đã không nộp đơn bởi vì họ đã được rèn luyện sợ hãi chính phủ.
“Nhất là trong giới truyền thông Trung Quốc theo tôi nhận xét, họ rất ngờ vực.”
Các tổ chức quần chúng trong các cộng đồng Á châu đã tìm cách giáo dục và khích lệ những người không có giấy tờ hợp pháp nộp đơn xin DACA. Anh Anthony Ng đã nộp đơn và được cấp giấy phép làm việc hồi năm ngoái. Anh nói:
“Các giá trị Mỹ mà tôi học được ở đây khiến tôi mang tính cách Mỹ. Tôi nghĩ đó không phải là một mảnh giấy. Ðó là cách tôi lớn lên. Cách tôi nói lên điều tôi nghĩ và điều tôi cảm nhận.”
Lối phát biểu ý kiến kiểu Mỹ của anh đã khiến anh trở thành một người tranh đấu cho di dân bất hợp pháp. Anh không còn sợ hãi nữa. Anh đã có công việc toàn thời gian và dự định theo học trường luật trong tương lai.
Có chừng 1 triệu 300 ngàn di dân bất hợp pháp từ châu Á đang sinh sống ở Hoa Kỳ. Mãi cho đến khi lên trung học Anthony Ng mới biết là mình không có giấy tờ hợp pháp. Sau đó anh bắt đầu sống trong sợ hãi. Anthony nói:
“Sợ bị trục xuất, sợ mọi người sẽ đối xử khác, sợ sẽ không được lên đại học nữa, sợ sẽ phải làm việc nặng nhọc mà vẫn không thực hiện được các ước mơ.”
Ng xuất thân từ Philippin. Anh đến Hoa Kỳ cùng với cha mẹ lúc 12 tuổi. Anh cho biết:
“Khi doanh nghiệp của chúng tôi ở Philippin bị phá sản, chúng tôi không còn phương tiện nào để sinh nhai. Do đó cha mẹ chúng tôi đã quyết định đến đây để đem lại cho tôi và các anh chị em tôi một cuộc sống tốt đẹp hơn. Tôi thực sự biết ơn điều đó.”
Anh phát hiện rằng anh không có giấy tờ hợp pháp khi bắt đầu xin nội trú và trợ cấp để vào đại học. Di dân bất hợp pháp phần lớn không xin được khoản trợ cấp này. Anh nói:
“Chúng tôi đã tham khảo ý kiến của vài luật sư để tính xem có cách nào điều chỉnh tình trạng di trú hay không, và họ đều nói là chỉ có cách chờ cải cách luật di trú.”
Quốc hội tiếp tục tranh luận về cải cách di trú. Hy vọng đã đến hồi tháng 6 với dự luật Hoãn Hành động đối với những người nhập cư lúc còn nhỏ, còn gọi tắt là DACA. Dự luật này cấp giấy phép làm việc tạm thời cho di dân bất hợp pháp đến Hoa Kỳ lúc còn là trẻ em và hoãn lại việc trục xuất.
Bà Tiffany Panlilio giúp di dân bất hợp pháp nộp đơn xin hưởng quy chế DACA. Bà cho biết lệ phí nộp đơn là 665 đôla và người nộp đơn phải chứng minh họ đã ở Hoa Kỳ từ hồi còn nhỏ. Bà cho biết:
“Rất khó cho những người sống trong bóng tối và chỉ gắng hết sức để tránh lọt tên mình vào đâu đó, và rồi bỗng dưng lại xuất hiện rồi nói bây giờ mình cần phải có bằng chứng là đã có mặt ở đây.”
Cho đến nay chỉ có dưới 300 ngàn người trên toàn quốc được chấp thuận quy chế DACA. Ða số là người Mexico. Ngoài châu Mỹ Latinh ra, có rất nhiều di dân bất hợp pháp từ Trung Quốc, Philippin, Ấn Độ, Nam Triều Tiên và Việt Nam.
Hơn 100 ngàn người Á châu ở khắp Hoa Kỳ có khả năng hội đủ điều kiện hưởng quy chế DACA. Bà Panlilio nói một số đã không nộp đơn bởi vì họ đã được rèn luyện sợ hãi chính phủ.
“Nhất là trong giới truyền thông Trung Quốc theo tôi nhận xét, họ rất ngờ vực.”
Các tổ chức quần chúng trong các cộng đồng Á châu đã tìm cách giáo dục và khích lệ những người không có giấy tờ hợp pháp nộp đơn xin DACA. Anh Anthony Ng đã nộp đơn và được cấp giấy phép làm việc hồi năm ngoái. Anh nói:
“Các giá trị Mỹ mà tôi học được ở đây khiến tôi mang tính cách Mỹ. Tôi nghĩ đó không phải là một mảnh giấy. Ðó là cách tôi lớn lên. Cách tôi nói lên điều tôi nghĩ và điều tôi cảm nhận.”
Lối phát biểu ý kiến kiểu Mỹ của anh đã khiến anh trở thành một người tranh đấu cho di dân bất hợp pháp. Anh không còn sợ hãi nữa. Anh đã có công việc toàn thời gian và dự định theo học trường luật trong tương lai.