Đường dẫn truy cập

Tuần hành 1/7 ở Hong Kong có thể thu hút hàng ngàn người


Ông Lâm Vinh Cơ, một người bán sách đã xoay sở được để trở về Hong Kong, mô tả 7 tháng ông bị biệt giam và thẩm vấn ở Trung Quốc là cuộc "tra tấn tinh thần".
Ông Lâm Vinh Cơ, một người bán sách đã xoay sở được để trở về Hong Kong, mô tả 7 tháng ông bị biệt giam và thẩm vấn ở Trung Quốc là cuộc "tra tấn tinh thần".

Hàng ngàn người ở Hong Kong sẽ tham gia cuộc tuần hành biểu tình hàng năm hôm 1/7. Hoạt động này lâu nay là một phong vũ biểu được theo dõi chặt chẽ để nhận biết thái độ của thành phố có 7 triệu dân đối với Bắc Kinh và chính quyền địa phương của họ ra sao.

Nhiều cư dân Hong Kong không hài lòng về cả Đặc khu trưởng Lương Chấn Anh lẫn chính quyền trung ương ở Bắc Kinh. Người ta cho là ông Lương chịu ơn của Bắc Kinh. Quy mô cuộc tuần hành sẽ được coi là thước đo tình cảm của công chúng. Cuộc khảo sát dư luận gần đây nhất cho thấy mức độ ủng hộ Đặc khu trưởng là 19%, còn không ủng hộ là 62%.

Các nhà tổ chức sẽ nêu ra 2 chủ đề cho cuộc tuần hành: Ngăn ông Lương nắm thêm nhiệm kỳ thứ hai, và bày tỏ phẫn nộ về sự tự chủ của Hong Kong bị xói mòn. Chủ đề thứ hai đã được nêu bật qua vụ 5 người bán sách địa phương đã chính quyền đại lục bị bắt và giam cầm ở Trung Quốc trong nhiều tháng.

Ông Lâm Vinh Cơ, một người bán sách đã xoay sở được để trở về Hong Kong, mô tả rằng 7 tháng ông bị biệt giam và thẩm vấn là cuộc "tra tấn tinh thần".

Ông Lâm sẽ dẫn đầu cuộc tuần hành biểu tình hôm 1/7, bên cạnh ông là Trình Tường, một nhà báo thuộc Straits Times của Singapore, người đã bị giam 3 năm trong một nhà tù đại lục, và Lau San-ching, một nhà đấu tranh dân chủ, người đã đi tù 10 năm ở Trung Quốc sau khi chuyển sách và quần áo vào đại lục hồi năm 1981.

Tình cảm của công chúng đã ngày càng xấu đi đối với vụ những người bán sách, vụ này đánh thẳng vào điểm cốt lõi của công thức “một đất nước, hai hệ thống” theo đó Hong Kong hưởng một mức độ tự trị cao, và các quyền tự do cá nhân được bảo vệ bởi hệ thống Thông Luật và Sắc lệnh về Nhân quyền Cơ bản chứa đựng các giao ước quốc tế về quyền tự do.

Ông Lương được bầu làm Đặc khu trưởng qua một hội đồng gồm 1200 thành viên, phần sô họ được Bắc Kinh lựa chọn cẩn thận. Điều này dẫn đến biệt danh nổi tiếng dành cho ông Lương là 689, đó là tổng số phiếu bầu ông nhận được khi hội đồng bầu ông hồi năm 2012. Nhiệm kỳ của ông kết thúc vào năm tới.

Bà Jackie Hung, Phó chủ tịch Mặt trận Nhân Quyền Công dân, đơn vị tổ chức cuộc diễu hành hàng năm, nói với đài VOA họ đang thúc giục loại bỏ "689" cũng như xóa bỏ hệ thống bầu cử “chỉ của một giới nhỏ” chọn ra ông ta.

Họ cũng bày tỏ lo ngại về nền tự chủ được hứa hẹn của Hong Kong bị xói mòn. Bà cho biết 3 người đàn đi đầu cuộc tuần hành đã được lựa chọn vì "họ đã bị bắt giam ở Trung Quốc trước đây, chỉ vì họ đã cố gắng thực hiện các quyền cơ bản của họ".

Lý Trác Nhân, một nghiệp đoàn viên và là Phó Chủ tịch của Công Đảng, đã giúp tổ chức các cuộc biểu tình hàng năm từ đầu.

Ông Lý nói: "Chủ đề là ông Lương rất khúm núm với Bắc Kinh và thực hiện các lệnh của Bắc Kinh, thay vì bảo vệ các quyền và tự do của người dân Hong Kong, ông Lương cũng gây ra rất nhiều sự chia rẽ trong xã hội - và nhân dân Hong Kong rất phẫn nộ về vị Đặc khu trưởng này, điều đó rất có hại cho sự phát triển của chúng tôi, rất có hại cho một đất nước, hai hệ thống".

Cuộc tuần hành cũng diễn ra trước cuộc bầu cử lập pháp vào tháng Chín. Cử tri Hong Kong bầu 40 trong số 70 ghế tại cơ quan lập pháp. 30 ghế còn lại được lựa chọn từ các cơ quan chuyên môn (tại một số khu vực bầu cử, chỉ có các công ty lớn mới có thể bỏ phiếu).

Cuộc bầu cử sắp tới sẽ có một số đảng mới thành lập kể từ sau các cuộc biểu tình Cách mạng Dù do sinh viên đứng đầu đã làm tê liệt nhiều nơi trong trung tâm Hong Kong trong 79 ngày hồi năm 2014.

Một trong các đảng mới là Demosisto, đứng đầu là 2 người trong số các nhà lãnh đạo trẻ tuổi của Cách mạng Dù, Joshua Wong và Nathan Law. Anh Wong 18 tuổi và sắp quyết định có kháng cáo hay không đối với phán quyết của tòa án gần đây rằng một người không thể là ứng cử viên tranh chức đến khi 21 tuổi. Law đã 21 và nhiều người trông đợi sẽ tranh cử vào cơ quan lập pháp.

Wong nói với VOA rằng vụ những người bán sách sẽ là một phần quan trọng trong chiến dịch tranh cử của Demosisto. Anh nói: "Điều chúng tôi hy vọng là đấu tranh cho tự do, và điều đó cũng cần thiết để bảo vệ sự an toàn của mọi người dân Hong King. Nếu những người bàn sách còn bị bắt cóc, chúng ta không thể chắc chắn còn ai nữa sẽ bị bắt cóc trong tương lai".

Law đồng ý rằng những lo lắng về an ninh cá nhân sẽ dẫn đến có thêm nhiều người tham gia cuộc tuần hành. Là một nhà tổ chức dày dạn, chính trị gia trẻ này cũng thấy có một lý do khác để nhiều người tham gia.

Anh nói: "Tôi tin đó là một sự kiện lớn cho người dân Hong Kong để biết thêm về các tổ chức công dân. Vì hàng năm, có hàng trăm tổ chức trong cuộc tuần hành ngày 1 tháng 7, và kể cả bản thân tôi, tôi lấy cảm hứng từ tất cả những tổ chức hoạt động cho nhân quyền và dân chủ cho Hong Kong. Tôi tin rằng đó là một nền giáo dục công dân thực sự rất quan trọng đối với người dân Hong Kong".

Số lượng người tham gia ngày 1 tháng 7 có thể mang lại hêj quả chính trị thực sự.

Hồi năm 2003, hơn 500 ngàn công dân phẫn nộ đã tuần hành vài giờ trong nắng nóng, cuối cùng đã làm ông Đổng Kiến Hoa, Đặc khu trưởng đầu tiên, bị mất chức trước khi nhiệm kỳ 5 năm thứ hai của ông kết thúc.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG