Đường dẫn truy cập

Thổ Nhĩ Kỳ không đồng ý kiềm chế trong tranh chấp với Hà Lan


Tổng thống Thổ Nhĩ Kỹ Erdogan phát biểu tại mít tinh ở Istanbul, 12/3/2017.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỹ Erdogan phát biểu tại mít tinh ở Istanbul, 12/3/2017.

Thổ Nhĩ Kỳ khước từ lời kêu gọi kiềm chế của Liên hiệp châu Âu, vào lúc Thổ Nhĩ Kỳ và Hà Lan vẫn chưa thoát khỏi một tranh chấp ngoại giao.

Chính quyền Hà Lan cấm các bộ trưởng Thổ Nhĩ Kỳ tổ chức các cuộc mít tinh để ủng hộ Tổng thống Recep Tayyip Erdogan, sau đó ông Erdogan đã cáo buộc Hà Lan hành động như Đức Quốc xã.

Hết sức cần phải tránh leo thang thêm và cần phải tìm cách bình ổn lại tình hình
Quan chức đứng đầu chính sách đối ngoại và Ủy viên về chính sách láng giềng của Liên hiệp châu Âu

Hôm thứ Hai, người đứng đầu chính sách đối ngoại của Liên hiệp châu Âu Federica Mogherini và Ủy viên về chính sách láng giềng Johannes Hahn kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ "kiềm chế các tuyên bố và hành động quá mức có nguy cơ làm trầm trọng thêm tình hình".

Hai quan chức EU nói: "Hết sức cần phải tránh leo thang thêm và cần phải tìm cách bình ổn lại tình hình".

Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ đã trả lời với tuyên bố hôm thứ Ba rằng những phát biểu đó không có giá trị đối với Thổ Nhĩ Kỳ.

Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã đình chỉ các mối quan hệ cấp cao với Hà Lan. Đó là một phần trong một loạt các biện pháp trừng phạt để phản đối những hành động của Hà Lan. Các biện pháp này bao gồm cấm Đại sứ Hà Lan, hiện đang ở nước khác, trở về Thổ Nhĩ Kỳ và ngừng các chuyến bay ngoại giao. Các hành động trừng phạt dường như không bao gồm các biện pháp kinh tế hoặc hạn chế đi lại đối với dân thường.

Phó Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Numan Kurtulmus nói với các phóng viên rằng các biện pháp vẫn sẽ được duy trì cho đến khi Hà Lan thực hiện các biện pháp "khắc phục" các hành động của họ. Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ cũng cho biết chính phủ cần phải đánh giá việc hợp tác với Liên hiệp châu Âu trong chương trình ngăn dòng người di cư trên đất liền.

Bộ trưởng ngoại giao và bộ trưởng nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ đã lên kế hoạch tham dự các sự kiện ở Hà Lan nhằm thúc đẩy ủng hộ cho một cuộc trưng cầu dân ý sắp tới về việc trao cho ông Erdogan nhiều quyền lực hơn.

Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte đã gọi lời lẽ của ông Erdogan so Hà Lan với Đức Quốc Xã là "một bình luận điên rồ".
Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte đã gọi lời lẽ của ông Erdogan so Hà Lan với Đức Quốc Xã là "một bình luận điên rồ".

Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte đã gọi lời lẽ của ông Erdogan so Hà Lan với Đức Quốc Xã là "một bình luận điên rồ". Bản thân ông Mark Rutte đối mặt với một cuộc chiến khó khăn hôm thứ Tư để được tái bầu. Đối thủ của ông là đảng chống Hồi giáo Geert Wilders.

Joe Burton, một giảng viên cao cấp về an ninh quốc tế tại Đại học Waikato, cho biết cuộc bỏ phiếu là một nhân tố làm bùng lên căng thẳng.

Mặc dù vậy, ông nhận định với VOA: "Tôi cho rằng nhìn chung những cuộc khủng hoảng sẽ sớm tan đi, và có lẽ mọi việc sẽ bình thường trở lại sau khi các cuộc trưng cầu dân ý kết thúc”.

Thổ Nhĩ Kỳ và Hà Lan đều là thành viên của NATO.

Hôm thứ Hai, người đứng đầu NATO Jens Stoltenberg đã kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ và các đồng minh trong NATO "thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau, bình tĩnh và có cách tiếp cận chừng mực nhằm góp phần xuống thang căng thẳng".

nhìn chung những cuộc khủng hoảng sẽ sớm tan đi, và có lẽ mọi việc sẽ bình thường trở lại sau khi các cuộc trưng cầu dân ý kết thúc
Joe Burton, giảng viên cao cấp về an ninh quốc tế, Đại học Waikato

Ông Burton nói rằng đã có sự củng cố quyền lực thực sự dưới trướng ông Erdogan kể từ vụ đảo chính bất thành hồi năm ngoái, và những phát triển này là một "xu hướng hết sức đáng lo ngại đối với NATO". Nhưng ông không thấy có tác động tức thời đến các hoạt động của NATO, đó là các hoạt động hiện chủ yếu tập trung vào việc ngăn chặn sự hung hăng của Nga ở Đông Âu.

Phó Tổng thống Mỹ hội đàm với quan chức cấp cao Thổ Nhĩ Kỳ
please wait

No media source currently available

0:00 0:01:41 0:00

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG