Đường dẫn truy cập

Myanmar ảnh hưởng nặng bởi chính sách của TT Trump


Người tị nạn Myanmar theo Cơ Đốc giáo trong một phòng học tại Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 11 tháng 3, 2017.
Người tị nạn Myanmar theo Cơ Đốc giáo trong một phòng học tại Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 11 tháng 3, 2017.

Bà Tin cùng chồng và 5 con đã mất nhiều năm vượt qua các trở ngại để đến nước Mỹ: thử máu, phỏng vấn, lấy DNA và dấu tay, kiểm tra lý lịch. Bà mang theo một cuốn Kinh Thánh đã sờn và chực chờ điện thoại của tòa đại sứ Mỹ.

Nhưng những gì đang xảy ra làm bà hụt hẫng.

Lệnh cấm du hành dài 16 trang được điều chỉnh của Tổng thống Donald Trump “không cho kẻ xấu vào nước Mỹ” nhằm ngăn chặn di dân từ 6 quốc gia Hồi Giáo vào Mỹ trong năm nay và ngưng người tị nạn đến trong 120 ngày. Tuy nhiên, lệnh cấm này cũng bao gồm việc giảm bớt 55% visa cho người tị nạn, từ 110.000 xuống còn 50.000 trong năm nay. Lệnh hành pháp của ông Trump lẽ ra có hiệu lực vào ngày 16 tháng 3, nhưng một thẩm phán liên bang đã chặn lệnh này vài giờ trước khi lệnh có hiệu lực.

60.000 người có thể mất cơ may tái định cư tại Mỹ trước tháng 9 năm nay. Họ là ai? Một phân tích của thông tấn xã AP về dữ liệu người tị nạn trong 10 năm cho thấy các nước thường có người tị nạn vào Mỹ nhiều nhất không phải là 6 quốc gia trong lệnh cấm, mà là Myanmar, còn được gọi là Miến Điện. Hàng ngàn người như bà Tin và gia đình bà là những người theo Cơ Đốc Giáo bị đàn áp tại quê hương của họ.

Đó là những người không biết nương tựa vào đâu ngoại trừ nước Mỹ.

Bà Tin nói: “Nước Mỹ thực sự là quê cha đất tổ của chúng tôi về mặt tôn giáo. Hoa Kỳ gởi những đoàn truyền giáo đến đất nước chúng tôi và dạy chúng tôi trở thành Cơ Đốc nhân. Và nay chúng tôi phải tháo chạy. Chúng tôi chỉ muốn được an toàn.”

Cơ Đốc nhân bị kỳ thị về tôn giáo và chính trị tại Myanmar, quốc gia có đa số dân theo Phật giáo. Nền dân chủ non trẻ của nước này chịu ảnh hưởng nặng nề của quân đội. Quân đội đã cai trị nửa thế kỷ và vẫn còn trong tình trạng chiến tranh với một vài nhóm sắc tộc, trong đó có Cơ Đốc giáo.

Bà Tin và cộng đồng của bà rời khỏi bang Chin, nơi Human Rights Watch nói có hơn 90% cư dân vào năm 2009 thuộc về Hội thánh Báptít Mỹ khiến họ là mục tiêu của chiến dịch quân đội nhằm đưa Phật Giáo lên cao hơn các tôn giáo khác.

Bà Tin nói khi họ tập họp cầu nguyện, họ bị ném đá. Quân đội xông vào các buổi thờ phượng. Họ phải giấu Kinh Thánh vì sợ bị tấn công.

Bà Tin là một trong hơn 100.000 người tị nạn Myanmar theo Cơ Đốc giáo đã rời bỏ quốc gia với 51 triệu dân ở Đông Nam Á này trong những năm gần đây vì tín ngưỡng.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG