Đường dẫn truy cập

Việt Nam 'chưa thể làm cách mạng màu'


Những trang mạng xã hội như Facebook là phương tiện thông tin hữu hiệu của những người đấu tranh cho dân chủ tại Việt Nam.
Những trang mạng xã hội như Facebook là phương tiện thông tin hữu hiệu của những người đấu tranh cho dân chủ tại Việt Nam.

Thông tin chưa bao giờ bùng nổ như thời điểm hiện nay và đang chi phối các vấn đề chính trị từ diễn đàn quốc tế đến các địa phương xa xôi.

Với một đoạn video đăng trên Youtube hay Facebook, một nhà hoạt động xã hội có thể kêu gọi mọi người dùng truyền thông xã hội để bày tỏ quan điểm, chống lại sự kiểm duyệt độc tài của nhà nước, và cổ súy cho dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam.

Truyền thông dùng mạng xã hội tại Việt Nam hiện nay là một công cụ hữu hiệu giúp phong trào dân chủ mở rộng và ngày càng hoạt động hiệu quả. Đó là nhận định của blogger và nhà báo Uyên Vũ, người vừa có bài phát biểu tại “Hội luận Nhân quyền Việt Nam” ngày 27/2 vừa qua tại Garden Grove, California.

Nhà báo Uyên Vũ cho VOA Việt Ngữ biết:

“Những ngôi làng ở phía Bắc hay trên Cao nguyên cùng với sự hỗ trợ của Internet, mạng xã hội đã thu hút và hấp dẫn hầu hết giới trẻ. Từ các cô cậu bước vào tuổi mới lớn, biết sử dụng thành thạo cellphone. Họ có thể quay phim, ghi âm, chụp hình và qua các mạng xã hội như Facebook, Instagram, Tweeter… họ lập, họ truyền trải thông tin ngay lập tức ra toàn thế giới. Theo tôi, với sự bùng nổ thông tin như hiện nay, mạng xã hội đúng là một công cụ hết sức hữu hiệu, đặc biệt cho các phong trào đấu tranh cho dân chủ.”

Mạng xã hội giúp người dân ý thức về xã hội mình đang sống, về nền chính trị chi phối vận mệnh của mình.

“Đặc biệt đối với những người đấu tranh dân chủ, họ ý thức được thông tin chính là sức mạnh, là công cụ để góp phần phá vỡ bức màng trướng đang che phủ bí mật của một xã hội thiếu dân chủ. Họ biết rằng qua thông tin, người dân ý thức hơn về xã hội mình đang sống, về nền chính trị mang chi phối vận mệnh của mình.”

Nhiều nhà hoạt động dân chủ tại Việt Nam đã biết tận dụng các blog sơ khai cho đến các mạng phong phú và hiện đại, và hiện nay họ có thể tường thuật trực tiếp qua “livestream” ngay khi sự việc đang xảy ra. “Không có gì chứng minh một cách minh bạch và cụ thể cho sự thật đang xảy ra bằng việc quay phim trực tiếp,” blogger Uyên Vũ cho biết.

Nhận định về việc các nhà đấu tranh cho dân chủ trong nước sử dụng mạng truyền thông bị chính quyền trấn áp, từ việc áp dụng các qui định hành chính đến sách nhiễu người dùng Internet, nhà báo Uyên Vũ cho biết:

“Một thể chế độc tài như chính quyền Việt Nam khi họ ý được sức mạnh của mạng xã hội, sức mạnh của nhân dân qua truyền thông, thì họ đã tìm cách ngăn ngừa. Rõ ràng không ai muốn thể chế của mình bộc lộ ra những điểm xấu. Họ sẽ dùng những đòn răn đe để kìm hãm vì họ biết họ không thể ngăn chặn được tất cả. Nếu mà họ dùng các biện pháp hành chính chắc chắn cũng làm cho một số người chùn bước, nhưng càng có số đông thì nhà cầm quyền càng khó để ra tay đàn áp hay ngăn chặn. Điển hình như nick Dưa Leo, bắt đầu họ chỉ có răn đe, nhưng họ thấy tất cả mọi người cùng ủng hộ anh Dưa Leo thì họ lại ngại va chạm. Cho nên bằng mọi cách chúng ta nên hỗ trợ nhau về truyền thông để vượt qua đòn thép của nhà cầm quyền.”

Nhà báo Uyên Vũ nói rằng các nhà dân chủ nên tận dụng mạng truyền thông xã hội để tiếp cận với người dân và quốc tế, tuy nhiên để thực hiện một cuộc cách mạng màu thì phải thận trọng.

“Theo tôi thấy Việt Nam hơi khác những người từng cách mạng màu, cách mạng hoa, những người hoạt động xã hội Việt Nam ý thức được rằng có những cuộc cách mạng thành công nhờ mạng xã hội, nhưng với thể chế của Việt Nam có những đặc thù do nỗi sợ còn quá lớn, từ lâu đã đánh mất ý thức về dân chủ về pháp quyền, nên cần phải thực hiện các bước đi từ từ. Rõ ràng nếu mình chưa chuẩn bị đến nơi đến chốn mà bước một phát tới cách mạng thì sẽ gây thiệt hại lớn.”

Mạng xã hội tuy rất hiệu quả nhưng nó cũng là “con dao hai lưỡi” có thể phản tác dụng cho phong trào dân chủ. Nhà báo Uyên Vũ phân tích thêm: “Chính quyền Việt Nam thấy được mặt trái này nên lập ra các ‘binh chủng’ chuyên gây nhiễu loạn, phá rối thông tin trên mạng xã hội. Nếu không tỉnh táo thì chúng ta có thể sa vào các bẫy truyền thông của nhà nước.”

VOA Express

XS
SM
MD
LG