Đường dẫn truy cập

LHQ: Bảo hộ mậu dịch de dọa tăng trưởng châu Á


Dự báo mức tăng trưởng khu vực châu Á khoảng 5%, trong đó, Trung Quốc - nền kinh tế lớn nhất của khu vực – sẽ tăng trưởng ở mức 6,5% vào năm 2017.
Dự báo mức tăng trưởng khu vực châu Á khoảng 5%, trong đó, Trung Quốc - nền kinh tế lớn nhất của khu vực – sẽ tăng trưởng ở mức 6,5% vào năm 2017.

Báo cáo kinh tế - xã hội của LHQ phổ biến hôm thứ Hai cảnh báo triển vọng tăng trưởng kinh tế châu Á "đối mặt với nguy cơ đáng kể" của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch đang tăng cao, đặc biệt là mối quan ngại về chính sách thương mại của Hoa Kỳ với các đối tác quan trọng như Trung Quốc.

Khảo sát của Uỷ ban Kinh tế và Xã hội Châu Á Thái Bình Dương (UNESCAP) của LHQ cho thấy kết quả rất tích cực cho khu vực, hiện chiếm khoảng 30% tổng sản lượng toàn cầu. Khảo sát cũng cho cho biết, nếu được duy trì, con số này có thể đạt 50% vào năm 2050.

Trong hơn 70 năm qua, nền kinh tế tăng trưởng tập trung vào xuất khẩu của Châu Á đã giúp đưa hàng triệu người thoát khỏi đói nghèo nhờ vào việc nhắm tới các thị trường lớn như Mỹ và Châu Âu.

Nhưng trong những năm gần đây, các nền kinh tế đó phụ thuộc nhiều vào mức cầu trong nước do "mức cầu của thị trường xuất khẩu và thương mại toàn cầu yếu đi trong thời gian dài."

Các nhà kinh tế ở Hoa Kỳ dự báo mức tăng trưởng khu vực khoảng 5%, trong đó, Trung Quốc - nền kinh tế lớn nhất của khu vực – sẽ tăng trưởng ở mức 6,5% vào năm 2017, và Ấn Độ tăng ở mức 7,1%.

Điều kiện kinh tế của Trung Quốc được xem là ổn định với việc tái cân bằng, tái cấu trúc và giảm nợ và đang có triển vọng "xu hướng tăng trưởng bình thường mới". Nga, nhờ giá dầu tăng cao hơn, dự báo sẽ tăng trưởng tốt trong năm 2017.

Nhưng triển vọng tích cực nói chung đang bị lu mờ bởi những lo ngại do chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch ảnh hưởng đến việc thuê tuyển lao động và tăng trưởng kinh tế.

Khảo sát cho biết: "Nguy cơ đáng kể nhất đối với triển vọng tăng trưởng kinh tế nói chung là chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch gia tăng."

Khảo sát cũng ghi nhận những thay đổi gần đây trong chính sách của Hoa Kỳ liên quan đến thương mại, tiền tệ và nhập cư cùng với các cuộc đàm phán của Anh rút khỏi Liên minh châu Âu "đã làm gia tăng sự không chắc chắn về chính sách toàn cầu và có thể có những tác động tiêu cực đến khu vực châu Á, bao gồm xuất khẩu hàng hoá của Trung Quốc và xuất khẩu dịch vụ của Ấn Độ."

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump theo đuổi một lập trường hung hăng đối với các chính sách thương mại và tiền tệ của Trung Quốc trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Tuy nhiên, ông Trump gần đây đã nhẹ giọng khi Washington mong muốn Bắc Kinh đưa ra các biện pháp để hạn chế sự phát triển vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên.

Bà Shamshad Akhtar, thư ký của UNESCAP cho biết cuộc tranh luận về chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch và "sự bất tín vào xu hướng toàn cầu hóa" cần phải được giải quyết.

Bà nói: "Hiện nay, khu vực này chiếm gần một phần ba sản lượng của thế giới. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều người không tin tưởng vào xu hướng toàn cầu hóa và các xu hướng bảo hộ mới xuất hiện đã tạo nên sự không ổn định toàn cầu.”

Bà Akhtar nói: "Nếu không được giải quyết, nó có ảnh hưởng đối với triển vọng tăng trưởng ở khu vực Châu Á và Thái Bình Dương, vốn thường phụ thuộc vào ngành xuất khẩu để giải quyết công ăn việc làm và hướng đến sự thịnh vượng.

UNESCAP cho biết thương mại toàn cầu ngày càng tăng đã mang lại lợi ích kinh tế khu vực trong hàng thập kỷ. Nhưng cuộc tranh luận đang bị thách thức bởi sự phản đối toàn cầu hóa, đặc biệt là ở Mỹ và châu Âu.

Tuy nhiên, bà Akhtar nói rằng rất khó để "bắt giữ toàn cầu hoá do sự di chuyển lao động, sự di chuyển vốn, vân vân, đã được hình thành trong nhiều năm qua."

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG