Các báo cáo hoạt động doanh thương trong thực tế, từ các đơn vị buôn bán nhỏ cho đến doanh nghiệp lớn, đều nói bị ảnh hưởng bởi trình trạng khan hiếm tiền do lệnh cấm lưu hành giấy bạc mệnh giá lớn của Thủ tướng Narendra Modi khiến có nhiều phân tích nói rằng kinh tế Ấn Ðộ sẽ bị giảm mạnh trong mấy tháng qua.
Thế nhưng các số liệu mới nhất lại cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế Ấn Độ chỉ giảm đôi chút trong 3 tháng vừa qua, khiến nhiều chuyên gia kinh tế ngạc nhiên.
Theo các số liệu chính thức, kinh tế Ấn Độ đã tăng trưởng với tốc độ 7% trong giai đoạn 3 tháng từ tháng 10 đến tháng 12 – thấp hơn mức dự báo trước đó là 7,4%, song tốc độ tăng trưởng đó là quá cao so với dự kiến.
Các số liệu đó là một tin phấn khởi cho chính phủ vốn đang bị các nhà kinh tế và lãnh đạo phe đối lập cực lực chỉ trích về lệnh cấm lưu hành giấy bạc có mệnh giá cao vào tháng 11 năm ngoái và khiến dân chúng rút khoảng 86% tiền mặt ra khỏi hệ thống ngân hàng.
Chính phủ Ấn Ðộ nói lệnh cấm lưu hành tiền mệnh giá lớn là một nỗ lực của chính phủ nhằm tăng lượng dự trữ trong ngân hàng và siết chặt kiểm soát việc trốn thuế và tham nhũng.
Bộ trưởng Tài chính Arun Jaitley nói: "Mặc dù thực hiện việc loại bỏ một số loại tiền, chúng tôi tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất trên thế giới." Ấn Độ tự hào đã vượt qua tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc kể từ năm 2015.
Theo một báo cáo về nạn thiếu hụt tiền mặt ở các khu vực nông thôn, ông bộ trưởng cho biết "các dữ liệu cho thấy lĩnh vực nông nghiệp cũng thể hiện sự phát triển lành mạnh."
Tuy nhiên các chuyên gia tài chính ở Ấn Độ cảnh báo rằng tự hào và ăn mừng như thế là quá sớm.
Kinh tế gia N. Bhanumurthy thuộc Viện quốc gia về tài chính và chính sách ở New Delhi cho biết khi các dữ liệu cuối cùng được tổng hợp cho cả năm "chúng ta có thể phải giảm bớt những con số này."
Các chuyên gia nói rằng các dữ liệu có thể chưa phản ánh đầy đủ các tác động lên mọi khu vực kinh tế trên cả nước.