Đường dẫn truy cập

Mỹ có thể là nhà xuất khẩu ròng về năng lượng


Nhà máy lọc dầu Chevron ở Richmond, California.
Nhà máy lọc dầu Chevron ở Richmond, California.

Các nghiên cứu cho thấy Hoa Kỳ có thể trở thành một nước xuất khẩu ròng về năng lượng. Đó là một thay đổi lớn là kết quả của các công nghệ mới đang trở nên hiệu quả hơn.

Việc tăng gần gấp đôi sản lượng dầu của Mỹ trong một vài năm đang cản trở nỗ lực của nhóm các nước xuất khẩu dầu OPEC nhằm giành lại quyền kiểm soát thị trường năng lượng.

Và các nhà phân tích đã luôn đánh giá thấp tác động của sự phát triển công nghệ nhanh chóng đối với ngành năng lượng.

Theo người đứng đầu của Cục Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ Adam Siminski, sản xuất năng lượng dồi dào của Hoa Kỳ và nhu cầu tương đối đi ngang (nhu cầu đang tăng rất chậm) có nghĩa là nền kinh tế lớn nhất thế giới có lẽ sẽ có thừa năng lượng.

Ông Siminski nói: "Hoa Kỳ có thể trở thành một nước xuất khẩu ròng về năng lượng ".

Một vài năm trước, nguồn cung dầu tăng, nhu cầu trì trệ, và giá dầu giảm mạnh.

Trong quá khứ, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu đối phó với giá thấp bằng cách đi đến thỏa thuận cắt giảm sản lượng, việc này đẩy giá lên. Nhưng lần này, OPEC vẫn bơm ra dầu thô và để cho giá giảm.

Các nhà phân tích nói rằng OPEC hy vọng giá thấp sẽ đè bẹp đối thủ cạnh tranh có chi phí cao, đặc biệt là các công ty Hoa Kỳ sử dụng các kỹ thuật tiên tiến như fracking. Việc này cuối cùng giúp cho những nước sản xuất có chi phí thấp, như A-rập Xê-út được tự do tăng giá và thu lợi lớn.

Tuy nhiên, một chuyên gia năng lượng của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết các chiến thuật cũ đã không có tác dụng trong tình hình mới.

Chuyên gia Amos Hochstein nói rằng nhiều nhà sản xuất Mỹ đã trở nên hiệu quả hơn nhiều: "Khả năng duy trì sản xuất có ý nghĩa với OPEC là Hoa Kỳ đã không ra đi, sản xuất dầu đá phiến đã không ra đi, vì vậy việc cứ để giá ở mức thấp sẽ không phải là câu trả lời".

Giá dầu thô thế giới đã tăng trở lại một chút kể từ khi có thỏa thuận hồi tháng 11/2016 của OPEC và các quốc gia sản xuất dầu mỏ lớn khác về cắt giảm sản lượng.

Nhưng học giả Benjamin Zycher của Viện Doanh nghiệp Mỹ nói nhiều nước sản xuất phải đối mặt với những thách thức kinh tế phức tạp, làm cho thỏa thuận thật là mong manh: "Tôi nghĩ rằng thỏa thuận đó không thể dùy trì được".

Các chuyên gia nói rằng ngay cả khi thỏa thuận đó có tác dụng, mức giá cao hơn sẽ thúc đẩy các nhà sản xuất dầu đá phiến sản xuất dầu càng nhiều hơn, do đó có thể làm dư cung trên thị trường và lại đẩy giá xuống.

VOA Express

XS
SM
MD
LG